spot_img
22 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhThung lũng Silicon phương Đông gặp thách thức kép, chuyên gia chỉ...

Thung lũng Silicon phương Đông gặp thách thức kép, chuyên gia chỉ cách giảm cạnh tranh từ Việt Nam

Ngành bán dẫn Malaysia đang phải đối mặt với 2 thách thức: sự trỗi dậy nhanh chóng của DeepSeek và việc tái áp dụng các chính sách thương mại bảo hộ của Mỹ.

Thách thức kép từ Mỹ và Trung Quốc

Trước khi DeepSeek và các chính sách của Tổng thống Trump bắt đầu làm gián đoạn thị trường, Malaysia đã được hưởng lợi từ chuỗi cung ứng AI toàn cầu. Nhưng sự xuất hiện của các nhân tố mới đã mang đến sự bất ổn cho tương lai của ngành công nghiệp nước này.

Việc ông Trump trở lại nắm quyền vào tháng 1 đã làm bùng nổ căng thẳng từ cuộc chiến thương mại và cuộc đua công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc thành một cuộc chiến thực sự mang tính toàn cầu. Tổng thống Trump đã đề xuất một loạt thuế quan bao gồm mức 25% đối với chất bán dẫn, ô tô và dược phẩm.

Thung lũng Silicon phương Đông gặp thách thức kép, chuyên gia chỉ cách giảm cạnh tranh từ Việt Nam- Ảnh 1.

Thuế quan của Tổng thống Trump làm rung chuyển ngành cong nghệ của Malaysia. Ảnh: Reuters

Đối với các công ty bán dẫn Malaysia, bị kẹt giữa thị trường Mỹ và Trung Quốc, các chính sách này gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đến sự ổn định của doanh nghiệp. Nhà phân tích Shafiq Kadir công ty tài chính CGS International lưu ý rằng nếu Mỹ áp đặt thêm các hạn chế xuất khẩu hoặc thuế quan, các công ty có mức độ tiếp xúc lớn với Trung Quốc có thể phải đối mặt với sự gián đoạn nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, sự xuất hiện của DeepSeek vào tháng 1 là một yếu tố làm rung chuyển. Các nhà phát triển Trung Quốc của DeepSeek đã chứng minh rằng có thể đạt được các khả năng AI chỉ với 6 triệu đô la, dấy lên hồi chuông cảnh báo cho các công ty bán dẫn dựa vào chip AI hiệu suất cao.

Fitch Ratings cảnh báo rằng thành công của DeepSeek với các chip kém tiên tiến hơn có thể làm chậm các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng AI, làm giảm tốc độ tăng trưởng doanh thu của các nhà sản xuất chip AI. Mặc dù công ty vẫn duy trì triển vọng “trung lập” cho năm 2025, nhưng họ dự báo mức tăng trưởng doanh thu khiêm tốn.

Thị trường đã phản ứng nhanh chóng. YTL Power đã chứng kiến giá cổ phiếu giảm 22,21%, xóa sổ 7,3 tỷ ringgit (1,6 tỷ đô la). Công ty hiện đang hợp tác với Nvidia để xây dựng một trung tâm dữ liệu AI trị giá 20 tỷ ringgit, dự kiến đi vào hoạt động vào nửa cuối năm 2025. Các công ty bán dẫn như Inari Amertron, Dagang NeXchange (DNex) và Vitrox cũng phải đối mặt với tình trạng sụt giảm tương tự.

Inari, một công ty đóng gói bán dẫn quan trọng, đã chứng kiến cổ phiếu giảm 9% từ 2,30 ringgit vào ngày 6/1 xuống còn 2,09 ringgit vào ngày 3/3, với vốn hóa thị trường giảm từ 8,7 tỷ ringgit xuống còn 7,9 tỷ ringgit. Trong khi đó, DNex, công ty có liên kết với các nhà máy đúc bán dẫn và đầu tư công nghệ, đã giảm 12% xuống còn 0,30 ringgit, đưa định giá của công ty lên 1,04 tỷ ringgit do lo ngại về thuế quan thương mại của <ỹ đối với các chuỗi cung ứng liên kết với Trung Quốc đã ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư.

Cạnh tranh từ Việt Nam

Nhưng sau những phản ứng ban đầu đối với DeepSeek, các nhà đầu tư bắt đầu nhận ra rằng Malaysia thậm chí có thể hưởng lợi từ sự chuyển dịch toàn cầu sang các mô hình AI rẻ hơn.

Ong Kian Ming, phó hiệu trưởng của Đại học Taylor, giải thích rằng một số công ty đa quốc gia đang chuyển đến các quốc gia trung lập như Malaysia như một phần của chiến lược “Trung Quốc +1”. Malaysia có cơ hội tận dụng những thay đổi trong chuỗi cung ứng toàn cầu này.

Bộ trưởng Bộ Đầu tư, Thương mại và Công nghiệp Malaysia, Zafrul Aziz, trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei Asia đã nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ đối tác này trong việc “tăng gấp đôi” ngành công nghiệp bán dẫn – một chiến lược quan trọng để hướng tới sản xuất đầu cuối trong thiết kế IC.

Tuy nhiên, ông Aziz lưu ý sự cạnh tranh từ các thị trường mới nổi khác, chẳng hạn như Việt Nam và Ấn Độ, đang gia tăng.

Rozali-Wathooth của Bintang Capital Partners cho rằng “Thung lũng Silicon phương Đông” của Malaysia tại tiểu bang Penang hiện đang phải vật lộn với các vấn đề về năng lực liên quan đến tình trạng thiếu đất đai và thiếu nguồn cung cấp năng lượng và nước để hỗ trợ tăng trưởng hơn nữa.

Rozali-Wathooth cho biết tiểu bang Sarawak của Đông Malaysia đang phải đối mặt với những thách thức về nguồn nhân lực. Chính quyền tiểu bang hiện đang nỗ lực thúc đẩy xây dựng năng lực và phát triển nhân tài, do đó đã trở thành ưu tiên hàng đầu của chính quyền tiểu bang.

“Nếu Malaysia có thể củng cố vai trò của mình trong toàn bộ chuỗi, thì nước này sẽ phải đối mặt với tương lai ít rủi ro hơn từ những công ty mới nổi như Việt Nam và Ấn Độ”.

 

 
spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật