Câu chuyện đăng tải trên diễn đàn Toutiao (MXH của Trung Quốc) gây chú ý khi chia sẻ câu chuyện của bà Chu.
***
Tôi họ Chu, năm nay 59 tuổi, đã nghỉ hưu với mức lương hưu 6.500 NDT (khoảng 22 triệu đồng) mỗi tháng. Chồng tôi cũng đã nghỉ hưu.
Con trai duy nhất của chúng tôi hiện đang ở thành phố, có một cậu con trai 7 tuổi. Từ khi cháu nội chào đời, mẹ vợ của con trai luôn là người chăm sóc chính. Con dâu đề nghị vợ chồng tôi hỗ trợ 5.000 NDT (khoảng 17 triệu đồng) mỗi tháng. Tôi hiểu rằng số tiền này thực chất là đưa cho bà thông gia.
Để trai con yên tâm lập nghiệp, vợ chồng tôi dốc toàn lực mua cho con căn hộ 3 phòng ngủ. Căn nhà đứng tên tôi và chồng.
Con dâu là bạn học của con trai từ thời cấp 3. Mẹ của con dâu sống một mình tại cùng thành phố với chúng tôi. Trong lần đầu 2 gia đình gặp mặt, bà thông gia tỏ ra rất cởi mở, nói rằng: “Nhà đứng tên ai không quan trọng, chỉ cần có chỗ ở là được rồi”.
Thế nhưng, bà thông gia lại yêu cầu 200.000 NDT (khoảng 963 triệu đồng) tiền sính lễ, 80.000 NDT (khoảng 277 triệu đồng) tiền trang sức và thêm một khoản chi phí mua quần áo, đồ đạc khác.
Tất cả đều theo yêu cầu của nhà con dâu, đám cưới diễn ra suôn sẻ. Năm thứ hai sau cưới, cháu trai chào đời. Con dâu nói tôi chưa nghỉ hưu, không cần vất vả đi lại, việc chăm cháu để mẹ cô ấy lo.
Tôi và chồng cũng gửi ngay 30.000 NDT (104 triệu đồng) cho con dâu. Sau đó, lại gửi thêm 20.000 NDT (khoảng 69 triệu đồng) cho cháu.
Khi con dâu đi làm lại, mẹ của con dâu bảo một mình bà chăm cháu quá mệt, muốn thuê thêm người phụ giúp. Con dâu nói với chúng tôi rằng mỗi tháng chỉ cần chúng tôi gửi 5.000 NDT (17 triệu đồng) tiền sữa là được, những việc khác không cần lo. Những ngày lễ Tết, con dâu cũng không nhờ chúng tôi chăm cháu, nếu nhớ cháu thì có thể gọi video hoặc đến thăm.
Một điều khiến tôi cảm thấy không thoải mái là mỗi lần đến thăm nhà con trai, con dâu đều đặt sẵn khách sạn, không để chúng tôi ở lại nhà.
Mỗi năm Tết đến, con dâu đều viện cớ không về. Lần nào cũng vậy, con trai về thăm chúng tôi trước, sau đó phải trở về thành phố để đoàn tụ cùng gia đình nhỏ vào đêm giao thừa. Nghĩ mà buồn, cứ như con trai mình lại là người lo cho nhà người khác. Dù bà thông gia sống một mình, nhưng bà ấy có con gái, con rể và cháu ngoại bên cạnh, chắc hẳn cũng vui vẻ, hạnh phúc.
Trong khi đó, vào đêm giao thừa, tôi và chồng chỉ biết ngồi đối diện nhau xem chương trình Giao thừa.
Tết năm nay là cái Tết đầu tiên chồng tôi nghỉ hưu, con dâu bất ngờ gọi điện mời chúng tôi lên thành phố cùng ăn Tết. Vợ chồng tôi vừa bất ngờ vừa vui mừng. Con dâu còn quay video cho chúng tôi xem, nói rằng đã chuẩn bị phòng chu đáo.
Tưởng chừng không cần phải ở khách sạn nữa, nhưng cuộc gọi của con trai khiến tôi và chồng cảm thấy bối rối. Con trai bảo, nếu lên ăn Tết, chúng tôi đừng để vài lời ngọt ngào làm xiêu lòng mà đồng ý mọi việc. Không biết sẽ có chuyện gì, nhưng nghĩ đến việc được ăn Tết cùng con cháu, vợ chồng tôi vẫn thấy vui mừng.
Chúng tôi dọn hành lý, đi tàu cao tốc lên thành phố, cháu trai vừa hay cũng được nghỉ đông. Vừa bước vào nhà, mới biết bà thông gia đã nhường phòng mình cho chúng tôi, còn bà thì ở cùng cháu trai.
Nhìn mẹ con dâu tất bật, nhiệt tình một cách quá mức, tôi và chồng có cảm giác có gì đó không ổn. Chiều hôm đó, con dâu về sớm, bảo cả nhà không ăn cơm ở nhà, con đã đặt bàn tại nhà hàng để mời bố mẹ chồng.
Không khí rất vui vẻ, bà thông gia không ngớt lời khen ngợi, tỏ ra vô cùng niềm nở. Con trai nhiều lần định nói gì đó rồi lại thôi, còn tôi và chồng im lặng, quyết định chờ xem họ muốn nói điều gì.
Khi về đến nhà, con dâu giúp chúng tôi sắp xếp hành lý rồi vô tình nói: “Mẹ, chúng có chuyện muốn bàn bạc với bố mẹ, muốn nghe ý kiến của bố mẹ”.
Chồng tôi bảo con dâu cứ nói thẳng. Cô ấy nhìn chúng tôi, rồi lại nhìn ra ngoài phòng, cúi đầu suy nghĩ một lúc lâu.
Cuối cùng, con dâu nói: “Chúng con muốn bán căn nhà này để đổi sang một căn hộ lớn hơn, rộng 180 m2. Như vậy, bố mẹ không cần phải đi đi lại lại nữa, có thể sống cùng chúng con, hưởng tuổi già thoải mái. Bố mẹ thấy sao?”
Hoá ra vẫn là câu chuyện cũ, mời bố mẹ lên sống cùng, lấy tiền bán nhà và tích góp của bố mẹ để mua nhà mới. Rồi sau đó, viện lý do sống không hợp, lại đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão, còn tự hào rằng mình rất hiếu thảo.
Chồng tôi suy nghĩ một lúc, rồi nói: “Nếu các con muốn mua nhà thì bố mẹ không cản, nhưng căn nhà này thì không thể bán, bố mẹ còn phải giữ lại để dưỡng già”.
Con dâu lập tức nói rằng: “Bố mẹ mỗi tháng có tiền lương hưu, hoàn toàn đủ để sống thoải mái. Dù có việc lớn gì, vẫn còn tiền tiết kiệm”.
Các con đã tính toán sẵn, muốn chúng tôi bán 2 căn nhà ở quê, rồi bán cả căn nhà hiện tại, cộng lại đủ để mua căn hộ lớn trả toàn bộ bằng tiền mặt.
Chồng tôi hỏi con dâu: “Ý con là, chúng ta sống cùng các con, cháu và mẹ của con trong căn nhà lớn đó sao?”.
Con dâu vội giải thích: “Không phải đâu ạ, mẹ con đã vay tiền mua một căn hộ nhỏ, mẹ con sẽ sống riêng”.
Căn hộ lớn này sẽ dành cho gia đình 6 người, vì con dâu dự định sinh thêm con thứ hai, như vậy mọi người sẽ ở thoải mái hơn.
Đúng lúc đó, con trai bước vào, nói với con dâu: “Anh đã bảo em rồi, làm vậy là không đúng. Bố mẹ chắc chắn sẽ không đồng ý”.
Lúc này, vợ chồng tôi cuối cùng cũng hiểu rõ lý do con dâu mời chúng tôi lên ăn Tết. Mục đích là để thuyết phục chúng tôi bán nhà, lấy tiền đổi nhà lớn cho họ. Đây đúng là “kịch bản” quá cũ. Nếu là vài năm trước, có lẽ còn hiệu quả, nhưng bây giờ đã khác rồi. Sau đó, tôi và chồng bàn bạc, quyết định không ở lại đây ăn Tết nữa. Chúng tôi nhanh chóng mua vé về quê.
Quả thực, vẫn là ở trong nhà mình mới thoải mái nhất. Dù biết rằng sau này mọi thứ đều sẽ là của con trai, nhưng chúng tôi không muốn giao tất cả mọi thứ sớm như vậy. Khi cha mẹ giúp đỡ con cái, nhất định phải giữ vững “ba tài sản dưỡng già”: Căn nhà, tiền tiết kiệm và người bạn đời.