spot_img
18 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhTrở thành đồng minh lớn của Mỹ chưa được bao lâu, một...

Trở thành đồng minh lớn của Mỹ chưa được bao lâu, một quốc gia đã bày tỏ mong muốn gia nhập BRICS: Lý do là gì?

Gia nhập BRICS có thể giúp quốc gia đồng minh của Mỹ này thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao vị thế trong khu vực.

Tháng 11 năm ngoái, Tổng thống Kenya William Ruto đã công khai ý định gia nhập BRICS nhân chuyến thăm của một lãnh đạo cấp cao Trung Quốc tới nước này. Tổng thống Ruto đã đề nghị Trung Quốc ủng hộ Kenya trong nỗ lực gia nhập BRICS.

Theo ước tính của US Global Investors Group, các nước thành viên BRICS hiện tại chiếm hơn 36% GDP toàn cầu. Mặc dù là đồng minh quan trọng của Mỹ, Kenya đã tìm cách củng cố mối quan hệ với Trung Quốc và Nga – hai quốc gia lớn của BRICS.

Ngày 24/6/2024, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố Kenya là “đồng minh lớn của Mỹ bên ngoài NATO”. Với động thái của ông Biden, Kenya trở thành quốc gia châu Phi cận Sahara đầu tiên được công nhận vị thế này.

Đề nghị của nhà lãnh đạo Kenya phản ánh mong muốn của Kenya trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng cường ảnh hưởng trên khu vực và toàn cầu trong bối cảnh địa chính trị đang thay đổi nhanh chóng. Các chuyên gia ngoại giao tại Nairobi nhận định rằng, giống như nhiều quốc gia Nam bán cầu khác, bằng cách gia nhập BRICS, Kenya muốn hưởng lợi từ một mô hình kinh tế toàn cầu phù hợp với nhu cầu của các quốc gia đang phát triển.

Thoát khỏi sự kiểm soát của phương Tây

John Mbiti, nhà nghiên cứu và phân tích chính sách tại Viện Nghiên cứu và Phân tích Chính sách Công Kenya (KIPPRA), cho biết BRICS là một khối mạnh và có ảnh hưởng cả về mặt kinh tế lẫn địa chính trị.

Mbiti cho rằng một trong những động lực chính của Kenya khi gia nhập BRICS là thoát khỏi sự kiểm soát của phương Tây. “Phần lớn các quốc gia châu Phi là đồng minh của phương Tây đều có nền kinh tế bị kiểm soát bởi các tổ chức tài chính của phương Tây. Nhiều quốc gia châu Phi muốn thoát khỏi điều đó”, ông nói.

Chuyên gia này cho rằng Kenya sẽ được hưởng lợi từ nguồn vốn đầu tư khổng lồ và công nghệ từ các quốc gia lớn trong khối như Trung Quốc và Nga.

Giảm gánh nặng nợ nần

Tiến sĩ Christopher Otieno, chuyên gia về quản trị toàn cầu, cho rằng với khoản nợ 81,5 tỷ USD và vẫn tiếp tục tăng, Kenya cần một kế hoạch trả nợ mà không gây tổn hại đến kinh tế.

“Kenya cần các mô hình tài chính linh hoạt mà không gây quá nhiều gánh nặng cho nền kinh tế. BRICS có thể sẽ cung cấp các mô hình tài chính thay thế với ít hạn chế hơn”, Otieno cho biết.

Nga, Trung Quốc và Ấn Độ là những thành viên hàng đầu của BRICS. Kenya sẽ có cơ hội tăng cường mối quan hệ thương mại song phương với 3 nước này, đồng thời giảm bớt rào cản đối với xuất khẩu, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.

“BRICS là một thị trường lớn. Việc Kenya trở gia nhập khối sẽ giúp nước này được hưởng quyền ưu tiên xuất khẩu các sản phẩm như trà, cà phê và dụng cụ nông nghiệp”, ông nói với RT.

Nâng cao vị thế ngoại giao

Tiến sĩ Faith Gichuhi, giảng viên ngoại giao tại Đại học Nairobi, cho rằng ngoài những lợi ích kinh tế to lớn khi gia nhập BRICS, Kenya còn có thể nâng cao vị thế ngoại giao của mình trên trường quốc tế.

Gichuhi cho biết: “Là thành viên của BRICS, Kenya sẽ có hỗ trợ to lớn để thúc đẩy các nhu cầu của châu Phi như hành động vì khí hậu, giải quyết xung đột và các hoạt động thương mại công bằng. Điều này sẽ giúp nâng cao vị thế của Kenya”.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Gichuhi cảnh báo rằng việc Kenya gia nhập BRICS có thể vấp phải phản ứng từ các đối tác phương Tây và bị các đồng minh phương Tây giám sát vì lo ngại tầm ảnh hưởng đối với Kenya sẽ bị mất vào tay Nga và Trung Quốc.

Theo RT

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật