spot_img
25 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhTrung Quốc siết xuất khẩu loạt ‘hàng hiếm’ sang Mỹ, EU tận...

Trung Quốc siết xuất khẩu loạt ‘hàng hiếm’ sang Mỹ, EU tận dụng thời cơ quay lưng với hàng Nga, gom mua ồ ạt từ Bắc Kinh

Chính sách thương mại của ông Trump bất ngờ đưa EU xích lại gần Trung Quốc.
Trung Quốc siết xuất khẩu loạt ‘hàng hiếm’ sang Mỹ, EU tận dụng thời cơ quay lưng với hàng Nga, gom mua ồ ạt từ Bắc Kinh- Ảnh 1.

Theo UBN, Liên minh châu Âu (EU) đang chuyển hướng sang Trung Quốc để đảm bảo nguồn cung đất hiếm, đồng thời cắt giảm dần các thỏa thuận nhập khẩu với Nga.

Nga sở hữu trữ lượng lớn đất hiếm và khoáng sản chiến lược. EU vẫn duy trì nhập khẩu từ Moscow trong thời gian dài do thiếu nguồn thay thế khả thi. Tuy nhiên, xu hướng này đang thay đổi khi Brussels đối mặt với căng thẳng thương mại ngày càng gia tăng với Washington.

Trung Quốc hiện kiểm soát khoảng 98% khâu chế biến đất hiếm trên toàn cầu. Trong khi Mỹ gần như phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc, việc Bắc Kinh siết xuất khẩu 7 loại đất hiếm sang Mỹ đã mở ra cơ hội cho EU tăng nhập khẩu từ Trung Quốc, tận dụng khoảng trống do căng thẳng Mỹ – Trung để tái định hình chuỗi cung ứng.

Mối quan hệ truyền thống giữa EU và Mỹ đang rạn nứt nhanh chóng, thúc đẩy EU tìm cách siết chặt quan hệ thương mại với Trung Quốc. Đây một bước ngoặt địa chính trị chưa từng có kể từ sau Thế chiến II. Dù vẫn dè chừng Bắc Kinh, Brussels đang coi Trung Quốc như đối trọng chiến lược trước chính sách biệt lập ngày càng rõ rệt của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Các kim loại đất hiếm và khoáng sản chiến lược hiện là trọng tâm ưu tiên của chính sách công nghiệp EU.

Năm 2020, EU nhập khẩu 10.700 tấn đất hiếm trị giá 72,3 triệu euro, trong đó Nga chiếm hơn 50% về giá trị (9,9 triệu euro), Trung Quốc 43%, còn lại 6,5% đến từ các nguồn khác.

Đến năm 2021, tổng nhập khẩu tăng lên 16.900 tấn (106,5 triệu euro); tỷ trọng từ Nga giảm còn 27,2%, từ Trung Quốc giảm nhẹ xuống 35,5%, trong khi các nhà cung cấp khác mở rộng thị phần.

Đỉnh điểm là năm 2022 với khối lượng nhập khẩu đạt 18.400 tấn (145,7 triệu euro). Trung Quốc tăng thị phần lên 40,2%, Nga giảm xuống 24,5% và các nước khác – bao gồm Mỹ, Malaysia và Australia – chiếm 35,3%.

Năm 2024, EU nhập 12.900 tấn đất hiếm trị giá 101,5 triệu euro. Trung Quốc củng cố vị trí dẫn đầu với 46,5% thị phần, Nga phục hồi nhẹ lên 28,7%, trong khi nhóm nước còn lại giảm xuống 24,8%.

Xu hướng này cho thấy EU đang tái cấu trúc chiến lược nguyên liệu quan trọng trong bối cảnh quan hệ với Nga rạn nứt sau cuộc xung đột Ukraine năm 2022. Ủy ban châu Âu nhấn mạnh, việc giảm phụ thuộc vào một nguồn cung duy nhất là điều kiện tiên quyết để đảm bảo lợi ích kinh tế và an ninh dài hạn cho châu Âu.

Tham khảo: Bne Intellinews

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật