spot_img
14 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhTrung Quốc tung đòn trả đũa Mỹ bằng loạt ‘vũ khí’ chiến...

Trung Quốc tung đòn trả đũa Mỹ bằng loạt ‘vũ khí’ chiến lược, phương Tây lao đao, sốt sắng tìm nguồn cung thay thế

Việc Trung Quốc cấm xuất khẩu loạt khoáng sản quan trọng sang Mỹ khiến nhiều doanh nghiệp phương Tây đối mặt với gián đoạn nguồn cung và giá tăng chóng mặt.
Trung Quốc tung đòn trả đũa Mỹ bằng loạt ‘vũ khí’ chiến lược, phương Tây lao đao, sốt sắng tìm nguồn cung thay thế- Ảnh 1.

Các hạn chế thương mại của Trung Quốc đối với khoáng sản chiến lược đang bắt đầu tác động đến các công ty phương Tây.

Tháng trước, Henkel, gã khổng lồ hóa chất và hàng tiêu dùng của Đức, thông báo cho khách hàng về việc tạm dừng giao 4 loại keo dán và chất bôi trơn được sử dụng trong ngành ô tô. Công ty giải thích nguyên nhân là do Trung Quốc hạn chế xuất khẩu antimon từ tháng 8.

Antimony được coi là kim loại chiến lược được sử dụng trong quân sự như đạn dược, tên lửa cũng như pin lưu trữ axit chì được sử dụng trong ô tô và má phanh nhờ đặc tính chịu nhiệt. Trung Quốc kiểm soát gần 50% hoạt động khai thác antimon và 80% sản lượng antimon của thế giới.

“Các nhà cung cấp cho biết việc nhập khẩu các nguyên liệu thô này đang bị trì hoãn cho đến khi chính phủ Trung Quốc phê duyệt giấy phép”, theo bức thư do giám đốc điều hành Henkel ký.

Ngoài Henkel, Reuters đã nói chuyện với hàng chục thương nhân, doanh nghiệp mỏ, công ty chế biến, người dùng cuối và chuyên gia trong ngành ở Bắc Mỹ, châu Âu và Trung Quốc. Tình hình cho thấy gián đoạn nghiêm trọng bởi các hạn chế thương mại của Bắc Kinh. Các công ty phương Tây đang chật vật tìm cách thay thế chuỗi cung ứng tại Trung Quốc.

Henkel cho biết họ đang tìm cách hỗ trợ khách hàng và tìm nguồn cung thay thế, Reuters đưa tin.

Giá antimon đã tăng gần 230% trong năm nay lên khoảng 39.000 USD/tấn trên thị trường giao ngay Rotterdam, theo đơn vị cung cấp thông tin thị trường Argus.

Không chỉ là nước sản xuất antimon lớn nhất thế giới, Trung Quốc còn thống trị sản xuất nhiều vật liệu chiến lược.

Năm ngoái, Bắc Kinh cũng hạn chế xuất khẩu gali và germani – được sử dụng trong chất bán dẫn, tấm pin mặt trời và vũ khí – cũng như một số loại than chì.

Để đáp trả lệnh hạn chế mới của Mỹ đối với ngành công nghiệp chip của Trung Quốc, Bắc Kinh vừa mới áp đặt lệnh cấm xuất khẩu gali, germani và antimon sang Mỹ.

Tìm kiếm các giải pháp thay thế

Các hạn chế của Bắc Kinh khiến các công ty phương Tây sốt sắng tìm cách giảm phụ thuộc vào khoáng sản Trung Quốc.

Công ty khai khoáng Perpetua Resources đang phát triển một mỏ antimon ở Idaho bằng nguồn tài trợ của chính phủ Mỹ. Nhưng các mỏ mới thường mất nhiều năm mới có thể khai thác. Điều này khiến các doanh nghiệp như Henkel phải vật lộn để tìm các giải pháp thay thế mà thường tốn kém hơn.

Trong khi đó, một số công ty khai thác và chế biến phương Tây đã bắt đầu tăng cường công suất.

United States Antimony (USA) – công ty chế biến kim loại duy nhất ở Bắc Mỹ – lên kế hoạch nâng công suất tại nhà máy luyện kim Montana từ mức hiện tại 50%.

Evans cho biết USAC không phụ thuộc vào Trung Quốc. Công ty đang đàm phán để nhận nguyên vật liệu từ 4 quốc gia khác và 1 nhà cung cấp trong nước, sớm nhất vào tháng 12.

Northern Graphite – nhà sản xuất than chì dạng vảy tự nhiên duy nhất của Bắc Mỹ – cho biết đơn đặt hàng đã tăng 50% sau khi Trung Quốc ra lệnh hạn chế xuất khẩu than chì vào tháng 10/2023. Trung Quốc hiện chiếm hơn 70% nguồn cung than chì khai thác tự nhiên và than chì tổng hợp.

Mark Jensen, CEO của ReElement Technologies thuộc công ty tái chế và tinh chế đất hiếm American Resources (Mỹ), cho biết doanh nghiệp đã nhận được ít nhất 10 cuộc gọi chào bán phế phẩm germani từ các công ty khai thác của Mỹ.

“Chúng tôi đã liên hệ với các nhà cung cấp nguyên liệu thô của Mỹ, đề nghị mua hàng thay vì đưa đến Trung Quốc vì hiện tại chúng tôi là lựa chọn thay thế cho Trung Quốc”, Jensen nói với Reuters.

Công ty khai khoáng Teck Resources (Canada) sản xuất phế phẩm germani tại mỏ kẽm Red Dog ở Alaska và là nhà cung cấp kim loại duy nhất ở Bắc Mỹ. Công ty cho biết họ đang cân nhắc tăng sản lượng khi Trung Quốc đã chặn xuất khẩu germani sang Mỹ.

Thị trường bị gián đoạn

Lệnh siết chặt xuất khẩu của Trung Quốc khiến giá nhiều loại khoáng sản chiến lược tăng cao.

Theo công ty sản xuất gali Neo Performance Materials (Canada), so với cùng kỳ năm trước, giá gali bán ra bên ngoài Trung Quốc đắt hơn từ 30-40% so với giá tại Trung Quốc trong nửa đầu năm 2024.

Tại Trung Quốc, các lệnh hạn chế đã buộc một số công ty nhỏ hơn phải rút khỏi thị trường, các thương nhân và nhà phân tích nói với Reuters.

Hai thương nhân germani Trung Quốc cho biết đã dừng xuất khẩu vì không thể xin được giấy phép. Lý do là bởi khách hàng nước ngoài không muốn cung cấp thông tin cụ thể về người dùng cuối hoặc vì họ đến từ Mỹ.

Ngay cả trước khi Bắc Kinh áp dụng lệnh hạn chế mới nhất đối với Mỹ, dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy không có germani hoặc gali nào của Trung Quốc được vận chuyển đến Mỹ trong 10 tháng đầu năm nay. Trong cùng kỳ năm 2023, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 và 5 của Trung Quốc đối với lần lượt 2 loại khoáng sản này.

Theo Reuters

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật