spot_img
25.4 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhTừ công xưởng thế giới đến điểm ngoặt lịch sử: Trung Quốc...

Từ công xưởng thế giới đến điểm ngoặt lịch sử: Trung Quốc bị EU 'truất ngôi' – Việt Nam củng cố vị thế

Thị phần của Trung Quốc đã giảm xuống còn 29,6%, trong khi thị phần của EU đạt 29,7%, vượt qua gã khổng lồ châu Á ở một khoảng cách sít sao.

Tạp chí thời trang The Spin Off (Italia) ngày 22/7 đưa tin, lần đầu tiên kể từ năm 2005, Trung Quốc – quốc gia thống trị thị trường quốc tế trong nhiều thập kỷ với tư cách là nước xuất khẩu hàng may mặc số 1 thế giới – đã mất vị trí dẫn đầu sau khi bị Liên minh châu Âu (EU) vượt qua.

Từ công xưởng thế giới đến điểm ngoặt lịch sử: Trung Quốc bị EU 'truất ngôi' - Việt Nam củng cố vị thế- Ảnh 1.

Lần đầu tiên kể từ khi tự do hóa thương mại toàn cầu vào năm 2005, Trung Quốc đã giảm thị phần xuống dưới 30% trên thị trường may mặc thời trang thế giới. Ảnh: Modaes

Theo dữ liệu từ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), được nêu trong báo cáo “Những hiểu biết và xu hướng chính từ Thống kê Thương mại Thế giới 2024”, thị phần của Trung Quốc đã giảm xuống còn 29,6%, trong khi thị phần của EU đạt 29,7%, vượt qua gã khổng lồ châu Á ở một khoảng cách sít sao.

Nghiên cứu của WTO cho thấy sự suy giảm thị phần của quốc gia được coi là “công xưởng dệt may của thế giới” trong những năm gần đây là kết quả của sự phân mảnh nguồn cung ứng toàn cầu: sau nhiều năm giá cả tăng dần, tác động của đại dịch COVID-19 và căng thẳng thương mại với Mỹ, hoạt động sản xuất dệt may đang trở nên phân cực, phân tán giữa các quốc gia khác nhau.

Theo WTO, vị thế bá chủ của Trung Quốc với tư cách là “công xưởng dệt may của thế giới” bắt đầu hình thành với việc tự do hóa thương mại dệt may thế giới, dẫn đến một làn sóng di cư ồ ạt của hoạt động sản xuất sang thị trường này. Năm 2000, Trung Quốc chiếm 18,2% thị phần toàn cầu. Nhưng đến năm 2005 (thời điểm Trung Quốc hoàn thành việc tự do hóa ngành dệt may), nước này chiếm 26,6%. Và đến năm 2010, thị phần đã tăng vọt lên 36,9%. Và đến năm 2024 dừng lại dưới ngưỡng 30%, với kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc đạt 165 tỷ USD.

Đối mặt với sự thu hẹp quy mô của gã khổng lồ châu Á, EU đã giành được lợi thế, với kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc đạt khoảng 166 tỷ USD vào năm 2024, tăng 2% so với một năm trước đó, và chiếm 29,7% thị phần, cao hơn một chút so với Trung Quốc.

Theo WTO, bản đồ nguồn cung ứng hàng may mặc toàn cầu cũng đang thay đổi, với sự xuất hiện của các quốc gia mới và ngày càng đóng vai trò quan trọng.

Bangladesh, với kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc đạt 38 tỷ USD vào năm 2024, vẫn là nước xuất khẩu lớn thứ hai thế giới, tăng 7% so với năm 2023. Thị phần của nước này chiếm 6,9%, giảm so với mức 7,4% của một năm trước đó.

Một trong những trung tâm sản xuất hàng may mặc chính vẫn là Việt Nam, với thị phần đã tăng gấp đôi kể từ năm 2010: với kim ngạch xuất khẩu đạt 34 tỷ USD, tăng 9% và hiện chiếm 6,1% thị phần toàn cầu.

Thổ Nhĩ Kỳ, với kim ngạch xuất khẩu 18 tỷ USD, đứng thứ tư trong số các nước xuất khẩu hàng may mặc, mặc dù thị phần của nước này đã giảm xuống còn 3,2% vào năm 2024.

Ấn Độ kết thúc năm 2024 với mức tăng trưởng xuất khẩu 6%, tương đương 16 tỷ USD, nhưng lại tụt hạng trong bảng xếp hạng nguồn cung ứng thời trang, chiếm 2,9% thị phần toàn cầu.

Từ công xưởng thế giới đến điểm ngoặt lịch sử: Trung Quốc bị EU 'truất ngôi' - Việt Nam củng cố vị thế- Ảnh 2.

Năm 2024, Liên minh Châu Âu (EU) đã vượt qua Trung Quốc để trở thành nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới, với kim ngạch 166 tỷ USD, tăng 2% so với năm 2023 và chiếm 29,7% thị phần thế giới. Ảnh: Makersrow

Campuchia và Pakistan cũng là những quốc gia xuất khẩu hàng may mặc đáng chú ý, cả hai đều đang tăng trưởng nhanh chóng. Kim ngạch xuất khẩu của Campuchia, đạt khoảng 10 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2023, chiếm 1,8% thị phần toàn cầu.

Còn Pakistan lọt vào top 10 với kim ngạch xuất khẩu trị giá 9 tỷ USD, chiếm 1,7% thị phần toàn cầu, nhờ mức tăng trưởng 15%.

Indonesia cũng đang tăng trưởng: với kim ngạch xuất khẩu đạt 9 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2023, chiếm 1,6% thị trường toàn cầu.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật