spot_img
14 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhUSD 'diễn biến lạ', Ngân hàng Nhà nước phản ứng thế nào?

USD 'diễn biến lạ', Ngân hàng Nhà nước phản ứng thế nào?

Sáng nay (24/2), Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 24.646 đồng/USD. Tỷ giá tham khảo tại Sở Giao dịch 25.828 đồng/USD bán ra. Đây là mức cao nhất lịch sử. Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã 3 liên tiếp nâng giá bán USD.
TS. Nguyễn Trí Hiếu

TS. Nguyễn Trí Hiếu

Chuyên gia tài chính
312 bài viết

  • Việc can thiệp tỉ giá bằng cách bán ngoại tệ ra thị trường cần cẩn trọng, vì đây là con dao 2 lưỡi trong bối cảnh dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đang ở xung quanh 3 tháng nhập khẩu – ngưỡng an toàn

Liên tục tăng giá USD bán can thiệp

Từ ngày 11/2, Ngân hàng Nhà nước lần đầu tiên tăng giá bán USD kể từ cuối tháng 10/2024 thêm 248 đồng, từ 25.450 đồng/USD lên mức 25.698 đồng/USD. Giá tham khảo tại Sở Giao dịch ngày 13/2 tăng thêm 23 đồng lên 25.750 đồng/USD.

Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 24.646 đồng/USD. Tỷ giá tham khảo tại Sở Giao dịch 25.828 đồng/USD bán ra. Đây là mức cao nhất lịch sử.

Như vậy, từ đầu tháng 2 đến nay, Ngân hàng Nhà nước tăng giá bán USD 130 đồng.

Giới phân tích nhận định, Ngân hàng Nhà nước tăng giá bán can thiệp nhằm giảm bớt áp lực lên dự trữ ngoại hối sau khi phải bán ra hơn 9 tỷ USD trong năm 2024.

USD 'diễn biến lạ', Ngân hàng Nhà nước phản ứng thế nào?- Ảnh 1.

Tỷ giá USD từ đầu năm đến nay liên tục tăng mạnh (ảnh: Như Ý).

Hôm nay, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá USD có diễn biến trái chiều giữa các ngân hàng.

Cụ thể, Vietcombank, Techcombank, Eximbank, VPBank đồng loạt điều chỉnh giảm tỷ giá USD ở chiều mua vào và bán ra trung bình từ 5 đồng đến 40 đồng mỗi USD, so với chốt phiên giao dịch tuần trước. Hiện giá mua vào USD tại các nhà băng này dao động quanh mức từ 24.285 – 25.330 đồng/USD, trong khi giá bán giao dịch ở mức 25.650 – 25.670 đồng/USD.

Trong khi đó, BIDV lại tăng thêm 45 đồng mỗi USD ở hai chiều mua vào và bán ra, nâng giá USD lên mức 25.350 – 25.710 đồng/USD.

Riêng VietinBank điều chỉnh trái chiều khi thêm 118 đồng ở chiều mua vào và giảm 102 đồng ở chiều bán ra ở mức 25.308 – 25.668 đồng/USD.

Trên thị trường tự do, tỷ giá USD tăng thêm 20 đồng mỗi USD so với phiên giao dịch trước đó, hiện giao dịch ở mức 25.670 – 25.770 đồng/USD.

USD biến động nhanh, liên tục từ sau Tết Nguyên đán, Ngân hàng Nhà nước bơm “ròng” tiền qua thị trường mở . Ngày 13/2, Ngân hàng Nhà nước “bơm” ra thị trường 11.367 tỷ đồng ở kỳ hạn 14 ngày, hút về 5.000 tỷ đồng ở kỳ hạn 7 ngày.

Đây là lần đầu tiên lãi suất hút về giảm nhẹ, xuống còn 3,97%/năm, trong khi lãi suất bơm ra duy trì ở mức 4%/năm. Lãi suất bình quân tiền đồng trên thị trường liên ngân hàng cũng giảm từ 0,02 – 0,27% ở các kỳ hạn dưới 6 tháng. Lãi suất tiền đồng hiện xấp xỉ lãi suất USD, dao động từ 4,36 – 4,55%/năm. Diễn biến này trái ngược với thời gian trước, lãi suất tiền đồng thường thấp hơn USD. Điều này giảm phần nào áp lực lên tỷ giá.

Ứng phó với biến động tỷ giá ra sao?

Tỷ giá USD vẫn đối mặt với thách thức khi cuộc chiến thương mại có thể tiếp tục hỗ trợ đồng USD trong thời gian tới.

PGS, TS. Nguyễn Hữu Huân – Đại học Kinh tế TPHCM – nhận định, trong trường hợp Mỹ gia tăng lạm phát, khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) không giảm lãi suất, trong khi Việt Nam giảm lãi suất thì càng gây áp lực lên tỷ giá. Với lập trường thận trọng hơn của Fed về việc cắt giảm lãi suất cùng với những bất ổn từ thuế quan và Trung Quốc, tỷ giá USD trong năm 2025 có khả năng duy trì xu hướng tăng.

Theo ông Huân, để giảm áp lực với tỷ giá, cơ quan điều hành có thể điều tiết thị trường tiền tệ như đã thực hiện trong năm 2024. Theo đó, áp dụng các công cụ của thị trường mở để đẩy mặt bằng lãi suất nhích dần lên; thực hiện các chính sách hỗ trợ xuất khẩu và tận dụng lợi thế từ việc Mỹ áp thuế cao với các thị trường khác, tiếp tục cải cách môi trường đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài mới để tăng lượng ngoại hối vào Việt Nam.

Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, để ứng phó với các biến động mạnh của tỷ giá USD, biện pháp quan trọng là điều tiết thị trường tiền tệ để mặt bằng lãi suất VNĐ ở mức tương đối cao. Hay nói cách khác là xoay chiều chính sách từ nới lỏng sang thắt chặt dần dần, đồng thời có các giải pháp hỗ trợ về vốn cho các lĩnh vực hoặc dự án trọng điểm để vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa ổn định tỷ giá và thị trường tiền tệ.

Công ty Chứng khoán Rồng Việt cho biết, tỷ giá cuối năm nay có thể ở mức 26.200 đồng/USD nếu các yếu tố vĩ mô diễn biến theo kỳ vọng, nhưng vẫn có những yếu tố tích cực hỗ trợ cho đồng VND như: thặng dư thương mại tích cực, lượng vốn FDI giải ngân dồi dào và du lịch phục hồi mạnh mẽ. Sự ổn định của môi trường vĩ mô nhiều khả năng sẽ được duy trì và cải thiện hơn nữa sẽ là cơ sở để ổn định tỷ giá trong năm.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật