spot_img
26 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhVPBank và Techcombank cạnh tranh trên mọi mặt trận: Đồng loạt mở...

VPBank và Techcombank cạnh tranh trên mọi mặt trận: Đồng loạt mở công ty bảo hiểm, đều muốn đẩy mạnh mảng chứng khoán, tổng tài sản cùng tiến sát 1 triệu tỷ đồng

Không chỉ cạnh tranh quyết liệt về "ngôi vương" ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam, cả Techcombank và VPBank hiện đều đặt ra mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính toàn diện với việc thâm nhập sâu vào lĩnh vực bảo hiểm và phát triển mạnh mảng chứng khoán, quản lý tài sản.

Trong khối ngân hàng tư nhân Việt Nam, Techcombank và VPBank đang chiếm ưu thế vượt trội so với nhóm còn lại.

Hai ngân hàng này đang bám đuổi sát nhau về quy mô tổng tài sản và dự kiến sẽ là hai ngân hàng tư nhân đầu tiên của Việt Nam cán mốc tổng tài sản 1 triệu tỷ đồng. Theo đó, tính đến cuối quý I/2025, tổng tài sản hợp nhất của VPBank đạt hơn 994.000 tỷ đồng trong khi Techcombank cũng đã đạt gần 990.000 tỷ đồng.

VPBank và Techcombank cạnh tranh trên mọi mặt trận: Đồng loạt mở công ty bảo hiểm, đều muốn đẩy mạnh mảng chứng khoán, tổng tài sản cùng tiến sát 1 triệu tỷ đồng- Ảnh 1.

Không chỉ cạnh tranh quyết liệt về “ngôi vương” ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam, cả Techcombank và VPBank hiện đều đặt ra mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính toàn diện với việc thâm nhập sâu vào lĩnh vực bảo hiểm và phát triển mạnh mảng chứng khoán, quản lý tài sản.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, VPBank đã thông qua phương án góp vốn để thành lập công ty con hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ.

Theo đó, công ty con này sẽ có vốn điều lệ dự kiến là 2.000 tỷ đồng, với mức cụ thể sẽ do hội đồng quản trị ngân hàng quyết định dựa trên thỏa thuận. Lĩnh vực hoạt động của công ty con sẽ bao gồm các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cơ bản, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm liên kết chung, và các nghiệp vụ bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật và được Bộ Tài chính chấp thuận.

Trước đó, VPBank cũng đã thâu tóm OPES vào năm 2022 và đưa công ty này trở thành một trong những doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu Việt Nam.

Với Techcombank, hồi đầu năm nay, ngân hàng này thông qua việc góp vốn thành lập Công ty Bảo hiểm Nhân thọ là công ty con của Techcombank. Hiện Techcombank đang chờ hoàn tất các quy trình cấp phép từ Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước.

Theo Techcombank, động thái này nhằm nâng cao dịch vụ và sản phẩm, gia tăng lợi ích tài chính và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng. Techcombank nhận định thị trường Bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển, giúp ngân hàng chủ động cung cấp những sản phẩm đa dạng, ưu việt đến với khách hàng, mang lại những lợi ích về mặt tài chính như: nhận doanh thu phí với mức phí cạnh tranh, kèm theo việc gia tăng giá trị tổng tài sản từ phần vốn góp tại công ty bảo hiểm nhân thọ.

“Chúng tôi rất tin tưởng rằng đây là thời điểm phù hợp để thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ, và chúng tôi có thể tạo ra sự khác biệt.”, Tổng Giám đốc Techcombank nói tại buổi họp báo sau Đại hội đồng cổ đông mới đây.

Bên cạnh đó, Techcombank cũng sẽ mua lại cổ phần để Công ty Cổ phần Bảo hiểm phi nhân thọ Kỹ thương (TCGIns) trở thành công ty con của Techcombank với những kỳ vọng lớn về tiềm năng của mảng kinh doanh này.

Techcombank cho rằng, Bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam tăng trưởng đều đặn và bền vững qua các năm, việc tăng cường vốn đầu tư của Techcombank tại TCGIns sẽ giúp tăng lợi nhuận trước thuế trên báo cáo tài chính hợp nhất của Techcombank hàng năm.

Như vậy, “không hẹn mà gặp”, cả hai ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam đều đã công bố kế hoạch phát triển mạnh mảng bảo hiểm trong năm 2025. Không những vậy, cả VPBank và Techcombank đều có những dự định lớn trong mảng chứng khoán khi đang sở hữu những công ty chứng khoán hàng đầu là TCBS và VPBankS.

VPBank và Techcombank cạnh tranh trên mọi mặt trận: Đồng loạt mở công ty bảo hiểm, đều muốn đẩy mạnh mảng chứng khoán, tổng tài sản cùng tiến sát 1 triệu tỷ đồng- Ảnh 2.

Với Techcombank, ngân hàng này dự kiến thực hiện IPO TCBS trong năm 2025. Hiện, TCBS là doanh nghiệp đứng đầu thị phần tư vấn phát hành trái phiếu doanh nghiệp khi nắm giữ 40% thị phần (không bao gồm trái phiếu ngân hàng). Ngoài ra, TCBS cũng nằm trong “top” 3 công ty chứng khoán thị phần môi giới lớn nhất sàn HoSE và đứng vị trí thứ 2 trên sàn HNX.

“Chúng tôi sẽ lựa chọn thời điểm phù hợp, nhưng cũng sẽ sớm thôi. Hiện nay, Hội đồng Quản trị đã có kế hoạch, đã đưa ra các kịch bản khác nhau và đã thuê các nhà tư vấn”, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh cho hay.

Còn tại VPBank, nhờ bệ phóng là ngân hàng “mẹ”, VPBankS đã lọt top 10 công ty chứng khoán cho vay nhiều nhất. Dư nợ cho vay của VPBankS tại 31/3/2024 đạt gần 9.000 tỷ đồng, bằng hơn 3 lần so với cuối năm 2022 – mức tăng trưởng lớn nhất trong top 10 CTCK có lượng margin lớn nhất thị trường…

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2025 vừa qua, VPBank cũng thông qua phương án góp vốn, nhận chuyển nhượng phần vốn góp/mua cổ phần để một công ty quản lý quỹ trở thành công ty con của VPBank.

“Đây là chiến lược của ngân hàng nhằm phát triển VPBank theo mô hình tập đoàn tài chính. Bảo hiểm nhân thọ và quản lý quỹ là hai mảnh ghép không thể thiếu của một tập đoàn tài chính”, Phó Chủ tịch VPBank Bùi Hải Quân nhấn mạnh.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật