spot_img
20 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhVừa mất khí đốt Nga, một số nước châu Âu đã tìm...

Vừa mất khí đốt Nga, một số nước châu Âu đã tìm ngay được nguồn cung mới, hứa hẹn đưa một quốc gia EU thành nhà sản xuất khí đốt lớn nhất khối

Hai tập đoàn năng lượng của Áo và Romania đang xúc tiến dự án khí đốt 'khủng' tại Biển Đen, hứa hẹn giúp châu Âu đa dạng hóa nguồn cung sau khi cắt đứt quan hệ với Nga.
Vừa mất khí đốt Nga, một số nước châu Âu đã tìm ngay được nguồn cung mới, hứa hẹn đưa một quốc gia EU thành nhà sản xuất khí đốt lớn nhất khối- Ảnh 1.

Reuters đưa tin tập đoàn năng lượng OMV (Áo) đã đạt được thỏa thuận cung cấp khí đốt cho công ty Uniper (Đức) từ dự án Neptun Deep thuộc vùng biển của Romania tại Biển Đen, bắt đầu từ năm 2027.

Thỏa thuận diễn ra trong bối cảnh châu Âu đang tìm cách tăng cường an ninh năng lượng sau khi cắt đứt quan hệ với Nga.

Theo đó, OMV sẽ cung cấp 15 terawatt giờ khí đốt tự nhiên từ dự án Neptun Deep cho Uniper trong vòng 5 năm.

Năm 2012, OMV Petrom – phần lớn thuộc sở hữu của OMV với Romania nắm giữ 20,7% cổ phần – cho biết đã phát hiện mỏ khí đốt với trữ lượng khoảng 42-84 tỉ mét khối tại Biển Đen.

OMV Petrom và tập đoàn năng lượng Romgaz (Romania) cùng sở hữu dự án Neptun Deep theo tỷ lệ 50:50. Dự án được phê duyệt vào năm 2023.

Công suất dự án ước đạt 8 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm trong 10 năm, gần gấp đôi sản lượng khí đốt của Ronamia.

Khi dự án đi vào hoạt động, Romania sẽ trở thành nước sản xuất khí đốt lớn nhất EU và lần đầu tiên trở thành nước xuất khẩu khí đốt ròng.

Hai tập đoàn năng lượng trên cho biết vùng biển của Romania tại Biển Đen có tiềm năng khí đốt lớn. Romania với trữ lượng khí đốt khoảng 200 tỷ mét khối hứa hẹn sẽ giúp đa dạng hóa nguồn cung năng lượng tại châu Âu.

Dòng chảy khí đốt của Nga tới một số nước châu Âu đã bị dừng lại vào ngày 1/1 sau khi Ukraine từ chối đàm phán lại thỏa thuận quá cảnh giữa lúc xung đột với Moscow tiếp diễn. Trước khi thỏa thuận kết thúc, Áo, Slovakia và Hungary phụ thuộc vào khí đốt Nga qua đường ống trung chuyển qua Ukraine.

Theo Reuters

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật