spot_img
34.1 C
Hanoi
spot_img
Trang chủThị TrườngDoanh nghiệp xuất khẩu gạo, cà phê gửi kiến nghị khẩn lên...

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo, cà phê gửi kiến nghị khẩn lên Thủ tướng

Hiệp hội ngành hàng cà phê và gạo vừa có văn bản kiến nghị đưa 2 mặt hàng này ra khỏi danh mục chịu thuế GTGT.

Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Tài chính đề nghị đưa sản phẩm cà phê nhân sống xuất khẩu vào danh mục đối tượng không chịu thuế GTGT. 

Áp lực lên doanh nghiệp

Theo VICOFA, hiện nay, trên 85% tổng sản lượng cà phê nhân Việt Nam hàng năm được xuất khẩu. Lượng cà phê phục vụ tiêu dùng nội địa chỉ chiểm khoảng dưới 15%.

Do vậy hầu như lượng cà phê nhân đóng thuế GTGT đều được hoàn thuế nên GTGT 5% sau đó lại thực hiện hoàn thuế sẽ phát sinh thêm nhiều nhân sự của cơ quan thuế phục vụ cho việc hoàn thuế.

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo, cà phê gửi kiến nghị khẩn lên Thủ tướng- Ảnh 1.

85% tổng sản lượng cà phê nhân Việt Nam hàng năm được xuất khẩu.

Phía doanh nghiệp xuất khẩu cũng chịu áp lực về tài chính, chi phí khi phải tạm đóng thuế trước và hoàn lại sau cùng nhiều thủ tục phức tạp và kéo dài.

Trước đây, khi thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng 2008 số 13/2008/QH1, cà phê nhân là mặt hàng chịu thuế GTGT 5% nhưng có nhiều bất cập phát sinh, đã tạo ra những kẽ hở cho một số đối tượng lợi dụng trục lợi, gian lận gây thiệt hại ngân sách nhà nước cũng như gây khó khăn cho những doanh nghiệp xuất khẩu làm ăn chân chính.

Trước tình hình trên, từ năm 2013, Chính phủ đã bỏ thuế GTGT cho cà phê nhân sống, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tuy nhiên, đến Luật thuế Giá trị gia tăng số 48/2024/QH15 và Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng có hiệu lực từ 1-7, cà phê nhân sống lại thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 5%.

Khả năng bị chiếm dụng thuế GTGT

Cũng bị tác động bởi các quy định trên, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét đưa mặt hàng gạo vào danh mục hàng hóa không chịu thuế GTGT nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp ngành lương thực, ổn định hoạt động thu mua – chế biến – xuất khẩu và duy trì năng lực cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Theo VFA, việc áp dụng thuế GTGT 5% đối với mặt hàng gạo đã và đang tạo ra một số khó khăn như sau:

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo, cà phê gửi kiến nghị khẩn lên Thủ tướng- Ảnh 2.

Ngành gạo xuất khẩu gặp nhiều áp lực khi phải tạm nộp thuế GTGT 5%

Nguồn vốn và chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng khi phải nộp thuế GTGT 5% đối với hàng hóa mua bán ở khâu thương mại, trong khi các tổ chức tín dụng không giải ngân phần thuế này khi cấp vốn lưu động, gây áp lực tài chính và giảm hiệu quả kinh doanh.

Có khả năng doanh nghiệp cung ứng lợi dụng kẽ hở, chiếm dụng thuế GTGT, gây thất thoát ngân sách nhà nước, khiến quá trình hoàn thuế GTGT của các doanh nghiệp xuất khẩu bị ách tắc.

Năm 2024, xuất khẩu gạo lập kỷ lục 5,67 tỉ USD còn ngành cà phê cũng lập kỷ lục xuất khẩu gần 5,7 tỉ USD. Trong 6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu cà phê đạt 5,5 tỉ USD còn gạo xuất khẩu được 2,45 tỉ USD.

Thủ tướng chỉ đạo vụ xuất khẩu thanh long, hồ tiêu tắc đường sang EU

Trước thông tin về ngành hàng thanh long, hồ tiêu xuất khẩu sang EU kêu cứu, Thủ tướng Phạm Minh Chính có văn bản ngày 24-7 yêu cầu: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chuyên môn giải quyết ngay việc xuất khẩu thanh long, hồ tiêu sang EU.

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo, cà phê gửi kiến nghị khẩn lên Thủ tướng- Ảnh 3.

Thanh long xuất khẩu EU bị tắc vì thiếu chứng thư

Trong đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương ban hành, hướng dẫn đầy đủ quy định về hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với với nông sản xuất khẩu phù hợp với yêu cầu của thị trường nhập khẩu, nhất là EU; kịp thời nghiên cứu, để xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và địa phương khi thực hiện các thủ tục xuất khẩu nông sản; chủ động phối hợp với các Bộ, cơ quan và địa phương liên quản đảm bảo hàng hóa nông sản đủ điều kiện được xuất khẩu kịp thời, không gây tồn đọng, lãng phí, gián đoạn chuỗi cung ứng và ảnh hưởng uy tín với các đối tác quốc tế.

Đồng thời, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai ngày nhiệm vụ được phân cấp tại Thông tư số 12/2025/TT-BNNMT ngày 19-6 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật