spot_img
17 C
Hanoi
spot_img
Trang chủThị TrườngĐường ống khí đốt qua Ukraine bị đóng sập, châu Âu vẫn...

Đường ống khí đốt qua Ukraine bị đóng sập, châu Âu vẫn "nghiện nặng" một mặt hàng quan trọng khác từ Nga, sắp tăng thuế vì không thể trừng phạt

Việc châu Âu áp thuế lên mặt hàng này của Nga được đánh giá là "quá ít, quá muộn".
Đường ống khí đốt qua Ukraine bị đóng sập, châu Âu vẫn "nghiện nặng" một mặt hàng quan trọng khác từ Nga, sắp tăng thuế vì không thể trừng phạt- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Bị chặn đứng việc bán khí đốt qua đường ống vào EU sau xung đột Ukraine, Nga đã sử dụng khí đốt để tăng sản lượng và xuất khẩu phân bón. Được biết, phân bón là mặt hàng không phải chịu lệnh trừng phạt.

Phân bón rất quan trọng đối với nền nông nghiệp toàn cầu, phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt tự nhiên làm nguyên liệu đầu vào. Tuy nhiên trong những năm gần đây, giá khí đốt liên tục tăng vọt khiến các nhà sản xuất châu Âu phải vật lộn để cạnh tranh.

Tuần trước, Ủy ban châu Âu đã đề xuất tăng dần thuế quan đối với một số loại phân bón từ Nga và Belarus. Kế hoạch này, hiện sẽ được quốc hội châu Âu và Hội đồng Bộ trưởng bỏ phiếu, đã được cân nhắc cẩn thận để tránh làm mất lòng các quốc gia có ngành nông nghiệp lớn như Pháp và Hà Lan.

Theo đề xuất của ủy ban, mức thuế bổ sung đối với phân bón của Nga và Belarus sẽ bắt đầu ở mức 13% và tăng lên 50% trong 3 năm sắp tới để nông dân có thời gian tìm nguồn thay thế. Mức thuế này được áp dụng ngoài mức thuế hiện hành là 6,5%

Leo Alders, chủ tịch của cơ quan thương mại Fertilizers Europe, đã thúc giục Brussels tăng mức thuế lên mức tối thiểu là 30% và tăng thêm sau mỗi 6 tháng.

Tuy nhiên, động thái này không làm hài lòng các công ty phân bón trong khu vực, nhiều công ty trong số đó đang gặp khó khăn tài chính nghiêm trọng.

“EU đã chậm trễ trong việc tăng thuế với phân bón nhập khẩu từ Nga”, Svein Tore Holsether, Giám đốc điều hành của Yara International, nhà sản xuất phân bón gốc nitơ hàng đầu có trụ sở tại Na Uy, cho biết. Đồng thời, vị CEO nhấn mạnh doanh thu của công ty đã giảm 98% xuống còn 54 triệu USD trong giai đoạn 2022-2023.

“Giờ đây, thời gian triển khai kế hoạch kéo dài chỉ làm chậm trễ thêm vì nó sẽ chỉ bắt đầu tác động đến mùa vụ nông nghiệp từ năm 2026 và thậm chí là năm 2027”.

Ông Holsether kêu gọi EU “tăng mức tham vọng”, nói rằng thuế quan sẽ giúp cân bằng sân chơi, “nhưng thật không may là quá ít và quá muộn”.

Ahmed El-Hoshy, Giám đốc điều hành của Fertiglobe, công ty phân bón có trụ sở tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, cho biết trước các đề xuất mới của EU rằng các nhà sản xuất chất dinh dưỡng cho cây trồng ở châu Âu hiện đang “phải đối mặt với chi phí lao động, chi phí năng lượng và quy định chặt chẽ hơn vì vậy phải có điều gì đó thay đổi”.

Ông cho biết Hoa Kỳ trong khi đó đã thúc giục nông dân của mình tận dụng tình hình để mua thêm phân bón giá rẻ và giảm chi phí sản xuất.

Ngoài ra, ông Holsether cảnh báo rằng với giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu “cao hơn 345% so với Hoa Kỳ và thậm chí còn cao hơn so với Nga”, các nhà sản xuất châu Âu có thể bị cám dỗ chuyển hoạt động của họ sang bên kia Đại Tây Dương.

Ông cũng cho biết ngành phân bón châu Âu sẽ không dễ dàng phục hồi sau khi sản lượng giảm.

Tham khảo: FT

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật