spot_img
21 C
Hanoi
spot_img
Trang chủThị TrườngHộ dân có thể phải trả giá điện cao nhất là 3.786...

Hộ dân có thể phải trả giá điện cao nhất là 3.786 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất xây dựng biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt rút ngắn từ 6 xuống 5 bậc, với mức giá ở bậc cao nhất là 3.786 đồng/kWh

Bộ Công Thương vừa mới gửi Bộ Tư pháp tài liệu thẩm định dự thảo Quyết định của Thủ tướng về cơ cấu giá bán lẻ điện.

Hộ dân có thể phải trả giá điện cao nhất là 3.786 đồng/kWh- Ảnh 1.

Bộ Công Thương đề xuất rút ngắn biểu giá điện sinh hoạt từ 6 xuống 5 bậc

Tại dự thảo Quyết định, Bộ Công Thương vẫn giữ đề xuất rút ngắn biểu giá điện bậc thang từ 6 xuống còn 5 bậc. Bậc rẻ nhất tính cho hộ gia đình dùng dưới 100 kWh thay vì 50 kWh hiện nay, còn bậc cao nhất từ 701 kWh trở lên.

Giá điện các bậc thang 1-5 được tính bằng 90-180% giá bán lẻ điện bình quân, hiện là 2.103,11 đồng/kWh áp dụng từ ngày 11-10-2024.

Như vậy, giá thấp nhất (bậc 1) khoảng 1.893 đồng/kWh và cao nhất (bậc 5) là 3.786 đồng/kWh. Các mức giá này chưa bao gồm thuế VAT.

Theo Bộ Công Thương, giá điện cho từng bậc được thiết kế lại nhằm thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo hạn chế tối đa tác động tới các hộ sử dụng điện.

Cơ quan này lý giải giữ nguyên giá điện hiện hành cho bậc đầu tư 0-100 kWh nhằm đảm bảo ổn định giá điện cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội có mức sử dụng điện thấp (chiếm 33,48% số hộ).

Bộ Công Thương giữ nguyên giá điện hiện hành cho các bậc từ 101-200 kWh và 201 – 300 kWh.

Phần chênh lệch giảm doanh thu tiền điện được bù đắp từ hộ sử dụng điện từ 401-700 KWWh và trên 700 KWh. Vì vậy, giá điện cho các bậc từ 401 – 700 kWh và từ 700 kWh trở lên được thiết kế tăng cơ cấu giá bán điện nhằm bù trừ doanh thu cho các bậc thấp và khuyến khích tiết kiệm trong sử dụng điện.

Thời gian qua, nhiều ý kiến cũng cho rằng nên bỏ biểu giá điện bậc thang, triển khai xây dựng biểu giá điện 2 thành phần để tránh sử dụng càng nhiều điện, giá càng đắt.

Song, tại họp báo Quý IV-2024 mới đây, đại diện Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho hay, tháng 8-2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã giao Cục Điều tiết điện lực nghiên cứu, xây dựng về cơ chế giá điện hai thành phần. Sau đó, Cục, Bộ lại giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trực tiếp nghiên cứu, xây dựng.

Theo Cục Điều tiết điện lực, đây là chính sách mới ở Việt Nam, sẽ tác động rất lớn đến tất cả các đối tượng khách hàng.

“Chính vì vậy, chúng tôi đang yêu cầu EVN thu thập số liệu và đánh giá tác động trước khi có đề xuất cụ thể để Bộ Công Thương báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép áp dụng theo lộ trình” – đại diện Cục Điều tiết điện lực cho hay.

Cùng với đó, dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế, thời gian điều chỉnh, căn cứ lập và điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, Bộ Công Thương đề xuất rút ngắn điều hành giá điện từ 3 tháng xuống 2 tháng 1 lần; khi giá bán điện bình quân tăng từ 2% trở lên, thay vì 3% như hiện nay, thì EVN có thẩm quyền điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật