spot_img
31 C
Hanoi
spot_img
Trang chủThị TrườngKhách Tây thử ăn món người Việt học từ người Pháp, trầm...

Khách Tây thử ăn món người Việt học từ người Pháp, trầm trồ nhận xét: Ở đây thực sự họ đã làm tốt hơn

Vốn là một món ăn được học hỏi từ nước ngoài, song khi ở Việt Nam, món ăn này lại khiến chính vị khách Mỹ phải trầm trồ bởi hương vị thơm ngon, độc đáo.

Ẩm thực Việt luôn là một nét thú vị, thu hút đối với du khách, đặc biệt là với du khách nước ngoài khi tới với dải đất hình chữ S. Không chỉ nhờ có những món ăn đặc sản, mang nét đặc trưng của người Việt, mà còn có những món ăn được người Việt học hỏi từ những người bạn nước ngoài, sau đó biến tấu sao cho phù hợp với phong cách Á Đông. Từ đó, chính những món ăn như thế lại khiến những vị khách từ các quốc gia khác phải bất ngờ.

Món ăn sau đây là một ví dụ như thế, được Max McFarlin – chàng Youtuber người Mỹ nhắc tới trong một video của mình, đăng tải trên kênh cá nhân sở hữu hơn 700.000 người theo dõi. Cụ thể, Max nói rằng, đây là món ăn người Việt học từ người Pháp, tuy nhiên phải công nhận rằng, người Việt thậm chí làm ra một phiên bản ngon hơn.

Khách Tây thử ăn món người Việt học từ người Pháp, trầm trồ nhận xét: Ở đây thực sự họ đã làm tốt hơn- Ảnh 1.

Chàng du khách Mỹ Max McFarlin có tình yêu lớn với ẩm thực Việt (Ảnh Max McFarlin).

Đó là món bò né, hay còn được nhiều người mệnh danh là món “bít tết của Việt Nam”. Món bò né mà Max thưởng thức nằm trong một cửa hàng nổi tiếng ở quận 4, thành phố Hồ Chí Minh. Ngay từ những bước chân đầu tiên đặt chân vào cửa hàng, chàng du khách Mỹ đã vô cùng thích thú với “quầy bếp mở”, cho phép tất cả mọi người chứng kiến công đoạn mà người đầu bếp chế biến ra món ăn.

Cũng từ đây, anh biết được ý nghĩa đặc biệt đằng sau món ăn này.

Khách Tây thử ăn món người Việt học từ người Pháp, trầm trồ nhận xét: Ở đây thực sự họ đã làm tốt hơn- Ảnh 2.

Chàng du khách nước ngoài thích thú khi thấy quầy bếp mở của quán bò né (Ảnh Youtube Max McFarlin).

Ý nghĩa đằng sau cái tên “bò né”

Chữ “bò” trong tên gọi “bò né” là chỉ nguyên liệu chính của món ăn – thịt bò. Còn chữ “né” là dùng để miêu tả động tác mà người đầu bếp, cũng như chính người ăn phải thực hiện khi làm và thưởng thức món ăn. “Cái tên nghe mắc cười quá nhưng mà đúng đấy. Vì dầu trên chảo bò né nóng lắm, người làm và người ăn phải né nó ra để dầu nóng không bắn vào người. Dầu sôi nóng hổi trên chảo bò né, phát ra tiếng xèo xèo”, Max chia sẻ khi đứng cạnh quầy làm bò né của những người đầu bếp.

Tuy nhiên, cũng bởi sự nóng hổi cho đến tận khi mang đến bàn ăn của thực khách, nên món bò né luôn giữ được hương vị tươi ngon của mình. Trứng ốp la sẽ không bị tanh, còn thịt bò sẽ không bị dai, bày biện cùng nhiều nguyên liệu khác, đẹp mắt trên chiếc chảo gang màu đen đặc trưng.

Bên cạnh thịt bò và trứng ốp la, một phần bò né thập cẩm còn có thể có cả pe tê, hành, salad rau. Khi ăn có nước sốt và bánh mỳ chấm. Những nguyên liệu này được đánh giá là khá tương đồng với món “beef-steak” của người nước ngoài.

Khách Tây thử ăn món người Việt học từ người Pháp, trầm trồ nhận xét: Ở đây thực sự họ đã làm tốt hơn- Ảnh 3.

Phần bò né thập cẩm với thịt bò, trứng ốp la, pa tê nóng hổi cùng các món ăn kèm được phục vụ nóng hổi đến bàn ăn của thực khánh (Ảnh Youtube Max McFarlin).

Một phần thập cẩm với đầy đủ nguyên liệu như trên theo như Max gọi ở quán ăn mình thưởng thức có giá 60.000 đồng, tương đương với khoảng 2,5 đô la Mỹ. Tuỳ vào khẩu vị và sở thích, các thực khách khác có thể lựa chọn các phần bò né khác nhau như bò né chỉ có bò và trứng, bò né chỉ có bò và pa tê… Để gia tăng thêm độ đậm đà, cũng có thể cho thêm vào đĩa nước sốt bò né ớt, hạt tiêu, đường, sa tế…

Hương vị bò né được nhận xét thế nào?

Mọi thành phần trong món bò né đều khiến Max MacFarlin thích thú. Anh thích nhất phần thịt bò ở rìa, được nướng hơi xém nhưng vẫn giữ được độ ngọt, mềm. Trứng được chế biến ốp la với phần lòng đỏ mềm dẻo, Max gọi nó là “thần thánh”. Khi ăn, Max kẹp các nguyên liệu vào phần bánh mỳ và ngon lành tận hưởng. Anh cũng dành lời khen cho nước sốt và các loại salad: “Phải ăn kết hợp đủ mọi thứ thế này mới chuẩn nha. Thịt bò thơm, đậm đà, ăn cùng lòng đỏ trứng và pa tê siêu mềm”.

Khách Tây thử ăn món người Việt học từ người Pháp, trầm trồ nhận xét: Ở đây thực sự họ đã làm tốt hơn- Ảnh 4.

 

Khách Tây thử ăn món người Việt học từ người Pháp, trầm trồ nhận xét: Ở đây thực sự họ đã làm tốt hơn- Ảnh 5.

Max Farlin vô cùng thích hương vị của món bò né Việt Nam (Ảnh Youtube Max McFarlin).

Trên thực tế, Max McFarlin không phải vị khách nước ngoài đầu tiên khen ngợi hương vị của món bò né. Trước đó, Chad Kubanoff, một đầu bếp nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam cũng từng đăng tải 1 video trên trang cá nhân, khen gợi món “bít tết phiên bản Việt Nam”.

Trong video của mình, Chad Kubanoff nhận xét đây có lẽ là món ăn “nguy hiểm nhất” ở Việt Nam bởi phải “né” ngay trong lúc ăn. Anh thích chấm bánh mỳ cùng các nguyên liệu, còn những đứa trẻ nhà anh thì thích ăn kiểu kẹp (giống kiểu của Max). Người đầu bếp nước ngoài cũng phải tâm đắc: “Thịt bò mềm là một trong những thứ khiến tôi muốn quay lại, chúng đã được tẩm ướp đậm đà rồi, rất ngon”.

Bò né cũng từng xuất hiện trong một chương trình truyền hình Hàn Quốc. Khi 2 khách mời thưởng thức món ăn, họ đã vô cùng bất ngờ bởi hương vị của món ăn. Tên gọi và giá của món cũng là những điều khiến họ phải “giật mình”: “Sao rẻ vậy nhỉ, ngay từ cái tên cũng đã rất đặc biệt. Tôi không nghỉ chỉ là bữa sáng thôi mà lại ngon đến vậy”, một khách mời nói.

Khách Tây thử ăn món người Việt học từ người Pháp, trầm trồ nhận xét: Ở đây thực sự họ đã làm tốt hơn- Ảnh 6.

Bò né Việt Nam xuất hiện trong một chương trình của Hàn Quốc và được các khách mời khen ngợi.

Có thể thấy, dù là một món ăn được “học tập” phần nào từ nước ngoài, nhưng dưới bàn tay của các đầu bếp Việt, bò né trở thành món đặc sản được nhiều du khách cả trong và ngoài nước yêu thích. Từ đó thêm yêu thích du lịch và ẩm thực Việt Nam. Trước kia, bò né chủ yếu được bán ở các địa phương miền Nam.

Song ngày nay, nó dần phát triển và có ở cả những địa phương miền Bắc, miền Trung. Ngoài bò né truyền thống còn có những món biến tấu khác như nui xào bò né, mì xào bò né…

Khách Tây thử ăn món người Việt học từ người Pháp, trầm trồ nhận xét: Ở đây thực sự họ đã làm tốt hơn- Ảnh 7.

Ảnh minh hoạ. Thu Phương

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật