spot_img
18 C
Hanoi
spot_img
Trang chủThị TrườngMột loại nông sản thế giới đang lên cơn khát nhưng Việt...

Một loại nông sản thế giới đang lên cơn khát nhưng Việt Nam sở hữu hơn 100.000 ha – Mỹ, Đức liên tục tìm mua, giá tăng phi mã

Hiện Việt Nam cũng đang dẫn đầu thế giới về diện tích trồng lẫn xuất khẩu mặt hàng này.
Một loại nông sản thế giới đang lên cơn khát nhưng Việt Nam sở hữu hơn 100.000 ha - Mỹ, Đức liên tục tìm mua, giá tăng phi mã- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Việt Nam sở hữu một mặt hàng đã được xuất đi 120 quốc gia và vùng lãnh thổ là hồ tiêu. Trong năm 2024, mặt hàng này đã thu về hơn 1,32 tỷ USD – mốc cao kỷ lục từ trước tới nay.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), năm 2024, diện tích sản xuất hồ tiêu là 111.313 ha, giảm 3,2% so với năm 2023, sản lượng đạt 170 nghìn tấn, giảm 10,5% so với năm 2023. Mặc dù giảm nhưng nước ta vẫn dẫn đầu thế giới về sản lượng trồng loại vàng đen này. “Thủ phủ” hạt tiêu của Việt Nam gọi tên Đắk Nông với gần 34 nghìn ha, theo sau là Đắk Lắk với hơn 28 nghìn ha và đứng thứ 3 là Gia Lai với 18 nghìn ha.

Về tình hình xuất khẩu, theo VPA, xuất khẩu hạt tiêu trong tháng 1 đạt gần 13 nghìn tấn với trị giá hơn 87,5 triệu USD, giảm 25,8% về lượng nhưng tăng 25,3% về kim ngạch so với tháng 1/2024. Giá xuất khẩu bình quân đạt 6.756 USD/tấn, tăng 68,9% về giá.

Một loại nông sản thế giới đang lên cơn khát nhưng Việt Nam sở hữu hơn 100.000 ha - Mỹ, Đức liên tục tìm mua, giá tăng phi mã- Ảnh 2.

Xét về thị trường, Mỹ là thị trường nhập khẩu nhiều nhất hạt tiêu Việt Nam với 2.829 tấn, tương đương gần 22 triệu USD, giảm mạnh 41,4% về lượng nhưng tăng 8,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2024. Giá bình quân 2.829 USD/tấn, tăng mạnh 85,3% về giá so với cùng kỳ.

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Đức đứng thứ 2 về kim ngạch, đạt 1.326 tấn, tương đương 9,37 triệu USD,  tăng 37% về lượng, tăng 110,9% về kim ngạch so với tháng 1/2024. Giá xuất khẩu bình quân đạt 7.065 USD/tấn, tăng mạnh 54%.

Một loại nông sản thế giới đang lên cơn khát nhưng Việt Nam sở hữu hơn 100.000 ha - Mỹ, Đức liên tục tìm mua, giá tăng phi mã- Ảnh 3.

Đứng thứ 3 là thị trường Ấn Độ với 976 tấn, tương đương 6,99 triệu USD, giá 7.158 USD/tấn. So với tháng 1/2024 giảm 29 ,5% về lượng nhưng tăng 25% về kim ngạch và tăng mạnh 77,3% về giá.

Trên thế giới, dự kiến kết thúc năm 2024 toàn cầu sẽ thiếu hụt tới 64.000 tấn hồ tiêu. Theo Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam, giá hồ tiêu trong nước hiện nay đã tăng gần gấp 2 lần so với thời điểm hồi đầu năm 2024. Thậm chí trong thời điểm cao nhất, giá hồ tiêu đạt mức 158.000 đồng/kg và nguyên nhân do nguồn cung hồ tiêu năm nay trở nên khan hiếm.

Theo thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 200 doanh nghiệp chế biến, kinh doanh hồ tiêu, trong đó có 15 doanh nghiệp hàng đầu, chiếm 70% lượng xuất khẩu cả nước. Toàn ngành hàng có 14 nhà máy chế biến sâu. Đặc biệt, có 5 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, chiếm gần 30% thị phần xuất khẩu.

Theo tính toán của hiệp hội, hiện lượng tồn kho hồ tiêu thấp, trong khi nhu cầu tiêu thụ từ các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc đang gia tăng mạnh…Giá mặt hàng này chắc chắn sẽ tiếp tục leo thang trong thời gian tới. Dự báo trong năm 2025, giá hồ tiêu có thể lên con số trên 240.000 – 250.000 đồng/kg.

Hiện công nghệ chế biến hồ tiêu Việt Nam không thua kém bất kỳ đối thủ nào trên thế giới. Sản phẩm hồ tiêu của doanh nghiệp Việt đã tiếp cận được các tiêu chuẩn của thị trường, kể cả các thị trường khó tính và đặc thù như EU, UAE… nhu cầu tiêu thụ tăng, nhất là ở thị trường lớn như Mỹ và châu Âu trong năm nay sẽ là điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật