spot_img
14 C
Hanoi
spot_img
Trang chủThị TrườngNga công bố thỏa thuận siêu khủng để đáp trả lệnh trừng...

Nga công bố thỏa thuận siêu khủng để đáp trả lệnh trừng phạt của phương Tây: Khách 'sộp' cam kết chốt đơn 500.000 thùng/ngày trong 10 năm, bỏ túi mỗi năm 13 tỷ USD

Sau nhiều biến động trong xuất khẩu dầu thô, Nga đã chính thức có được ‘cá mập’ nhập khẩu dầu thô của thế giới.
Nga công bố thỏa thuận siêu khủng để đáp trả lệnh trừng phạt của phương Tây: Khách 'sộp' cam kết chốt đơn 500.000 thùng/ngày trong 10 năm, bỏ túi mỗi năm 13 tỷ USD- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Nga ký thỏa thuận dầu mỏ trị giá 13 tỷ USD một năm với Ấn Độ để đáp trả lệnh trừng phạt của phương Tây. Thỏa thuận kéo dài 10 năm này nhằm cung cấp 500.000 thùng dầu mỗi ngày, tương đương khoảng 0,5% nguồn cung của thế giới.

Cụ thể, công ty dầu khí thuộc nhà nước Rosneft đã ký một thỏa thuận trị giá 13 tỷ USD (10 tỷ bảng Anh) một năm để bán dầu cho công ty lọc dầu Reliance của Ấn Độ như một đòn giáng vào lệnh trừng phạt đối với Chính phủ của ông Vladimir Putin.

Các quốc gia phương Tây đang nỗ lực ngăn chặn giao dịch dầu và khí đốt của ông Putin nhằm mục đích gây áp lực lên nền kinh tế của Nga khi xung đột tại Ukraine vẫn tiếp diễn.

Nigel Gould-Davies, nghiên cứu viên cấp cao về Nga và Âu Á tại Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế cho biết: “Thỏa thuận mới đang được tiến hành khi G7 đang tìm cách thực thi giá trần toàn cầu đối với dầu của Nga một cách hiệu quả hơn. Các lệnh trừng phạt thứ cấp đối với doanh số bán dầu của Nga đang gia tăng, bao gồm cả đội tàu ngầm bóng tối của Nga hiện đang vận chuyển gần như toàn bộ lượng dầu xuất khẩu của nước này.”

Ấn Độ, Trung Quốc và các quốc gia khác đã tận dụng lệnh trừng phạt để mua dầu và khí đốt giá rẻ từ Nga.

Báo cáo của Reuters cũng cho biết năm nay EU đã mua thêm 20% dầu từ các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ (vốn là quốc gia mua dầu của Nga) so với một năm trước.

EU đã cố gắng áp đặt mức giá trần là 60 USD/thùng đối với dầu của Nga và cấm nhập khẩu trực tiếp, nhưng việc mua các sản phẩm tinh chế như xăng và dầu diesel từ các bên trung gian như Ấn Độ không vi phạm quy định của họ. Trong khi đó, giá dầu thô Brent giao dịch ở mức 72,62 USD/thùng.

Nga cũng đã tận dụng các lỗ hổng khác để có được những sản phẩm mà họ bị cấm mua. Theo báo cáo của Sky News, những chiếc ô tô do Anh sản xuất đã tìm đường vào Nga bằng cách được các nước láng giềng như Azerbaijan mua. Nga cũng được cho là mua chip máy tính của Mỹ thông qua Trung Quốc.

Nhưng cũng đang có những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Nga gặp khó khăn. Lạm phát đang ở mức 8,9%, cao hơn nhiều so với mục tiêu 4% của Moscow và lãi suất ngân hàng đang ở mức cao nhất trong 20 năm. Tháng trước, đồng rúp đã giảm xuống mức thấp nhất so với đồng USD trong hơn hai năm qua, mặc dù đồng rúp yếu có nghĩa là dầu bán bằng USD có giá trị hơn.

Tuần này, công ty năng lượng OMV do chính phủ Áo kiểm soát đã chấm dứt hợp đồng khí đốt với Gazprom của Nga.

“Gazprom đã không tuân thủ các hợp đồng, đó là lý do tại sao OMV ngay lập tức chấm dứt hợp đồng”, Thủ tướng Áo Karl Nehammer phát biểu trên mạng xã hội X.

“Nguồn cung cấp năng lượng của chúng tôi được đảm bảo vì chúng tôi đã chuẩn bị tốt”, Nehammer nói thêm.

Theo Oilprice

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật