spot_img
21 C
Hanoi
spot_img
Trang chủThị TrườngSau động đất tại Myanmar, giá một kim loại quan trọng bất...

Sau động đất tại Myanmar, giá một kim loại quan trọng bất ngờ tăng vọt, Trung Quốc 'đau đầu' vì là người mua lớn nhất

Myanmar là nhà sản xuất thiếc lớn thứ 3 thế giới chỉ sau Trung Quốc và Indonesia.

Giá thiếc đã đạt đỉnh cao nhất trong hai tuần vào hôm 28/3 vừa qua, khi các nhà đầu tư dự đoán rằng trận động đất lớn ở Myanmar sẽ khiến việc tái khởi động sản xuất thiếc tại các khu vực khai thác chính của quốc gia này bị trì hoãn.

Mức giá thiếc chuẩn trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) đã tăng 2,5% lên 36.140 USD/tấn. Thậm chí, giá thiếc có lúc đã chạm mốc 36.635 USD, mức cao nhất kể từ ngày 14 tháng 3. Nếu đà tăng tiếp tục được duy trì và vượt qua 37.100 USD, giá thiếc có thể đạt đỉnh cao nhất kể từ giữa năm 2022.

Theo Reuters, Myanmar là nhà sản xuất thiếc lớn thứ 3 thế giới chỉ sau Trung Quốc và Indonesia, đồng thời là nguồn cung quan trọng cho thị trường xử tỷ dân. Các mỏ thiếc ở Bang Wa, khu vực chiếm khoảng 70% sản lượng thiếc của Myanmar, nằm cách tâm chấn động đất khoảng 425 km, gần thành phố Mandalay, theo Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ USGS.

Mặc dù trận động đất đã gây thiệt hại nặng nề về người và của, song, các báo cáo từ Myanmar cho đến nay chưa đề cập đến ảnh hưởng tại khu vực mỏ thiếc của Bang Wa. USGS tính toán, cường độ rung lắc tại khu vực khai thác thiếc chỉ đạt mức 4 độ Richer, so với mức 8 tại tâm chấn.

Sau động đất tại Myanmar, giá một kim loại quan trọng bất ngờ tăng vọt, Trung Quốc 'đau đầu' vì là người mua lớn nhất- Ảnh 1.

Giá thiếc trong vòng 1 năm qua (Nguồn: Trading Economics)

Bang Wa kiểm soát ngành thiếc của Myanmar nhưng không có nhà máy luyện kim, do đó toàn bộ sản lượng khai thác đều được xuất khẩu sang Trung Quốc để tinh chế.

Bang Wa vốn đã đình chỉ hoạt động khai thác ở mỏ Man Maw từ tháng 8/2023 để bảo vệ tài nguyên, khiến nguồn cung thiếc từ Myanmar sang các nhà máy luyện kim Trung Quốc bị gián đoạn, làm giảm sản lượng kim loại tinh chế. Vào ngày 26/3, chính quyền Bang Wa thông báo sẽ tổ chức một cuộc họp với các nhà đầu tư tại khu vực khai thác Manxiang vào ngày 1/4 để thảo luận về việc tiếp tục khai thác.

Tom Langston, nhà phân tích thị trường cấp cao tại Hiệp hội Thiếc quốc tế, nhận định rằng sự tăng giá thiếc trên sàn LME có thể xuất phát từ đầu cơ, nhưng thị trường sẽ sớm có cái nhìn rõ ràng hơn về tác động của trận động đất.

Kể từ đầu năm, giá thiếc đã tăng khoảng 24% do nguồn cung hạn chế từ Myanmar kết hợp với quyết định của Alphamin Resources về việc ngừng hoạt động tại mỏ thiếc lớn thứ ba thế giới ở Cộng hòa Dân chủ Congo. Một số thương nhân cho biết, ngay cả khi không có động đất, việc tái khởi động khai thác thiếc tại Bang Wa có thể mất nhiều tháng, trong khi ở Congo, việc tái khởi động các hoạt động khai thác hợp pháp sẽ chỉ có thể xảy ra khi giải quyết được xung đột.

Trong bối cảnh đó, lượng thiếc tồn kho tại các kho đã đăng ký với LME hiện ở mức thấp nhất kể từ giữa năm 2023, từ 40% đến 50% các lệnh mua thiếc được nắm giữ bởi một đơn vị duy nhất. Tình hình này đã làm gia tăng chênh lệch giữa giá thiếc tiền mặt và hợp đồng kỳ hạn ba tháng trên sàn LME, với mức phí bảo hiểm đạt 185 USD/tấn vào ngày 28/3, tăng so với mức chiết khấu 193 USD vào đầu tháng 3.

Sau động đất tại Myanmar, giá một kim loại quan trọng bất ngờ tăng vọt, Trung Quốc 'đau đầu' vì là người mua lớn nhất- Ảnh 2.

Thiếc là một kim loại được kỳ vọng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng và sự phát triển của Internet vạn vật (IoT). Tuy nhiên, nó lại đang phụ thuộc vào một số nguồn cung hạn chế trên toàn cầu.

Ở diễn biến khác, trận động đất mạnh 7.7 độ Richter tại Myanmar đã khiến 1.700 người thiệt mạng, hàng trăm tòa nhà, cơ sở hạ tầng bị đổ sập hoặc hư hại nghiêm trọng, trong đó có nhiều bệnh viện, công trình hạ tầng, tòa nhà văn phòng,… Một số nước ASEAN thông báo đã hoặc có kế hoạch gửi viện trợ nhân đạo và các đội cứu hộ sang Myanmar để tham gia công tác tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật