spot_img
27 C
Hanoi
spot_img
Trang chủThị TrườngSầu riêng 'made in China' đến ngày hái quả: Giá đắt gấp...

Sầu riêng 'made in China' đến ngày hái quả: Giá đắt gấp đôi so với sầu riêng nhập khẩu, sản lượng năm 2025 ra sao so với Thái Lan, Việt Nam?

Diện tích trồng sầu riêng tại Trung Quốc đã tăng gấp đôi trong vài năm qua tuy nhiên chưa thể bù đắp được nhu cầu khổng lồ tại quốc gia này.

Từ sáng sớm đến nửa đêm, ông Hoàng Kỳ Quân chăm sóc và nuôi dưỡng 10.056 cây sầu riêng mỗi ngày tại đảo Hải Nam (Trung Quốc), cẩn thận chọn lựa quả để giữ lại và buộc lại bằng dây mỏng vào cành cây để khi mùa hè đến và sầu riêng chín, chúng sẽ không bị rụng.

Những cây trong đồn điền của ông Quân có tuổi đời chưa đến 5 năm, non trẻ hơn nhiều so với các cây có tuổi đời hàng thập kỷ hoặc cả thế kỷ phổ biến ở các nước Đông Nam Á. Cây càng già thì càng ra nhiều quả, vị càng ngọt và béo hơn. Điều đáng chú ý rằng kể cả khi toàn bộ đảo Hải Nam được trồng sầu riêng, nó vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu nội địa khổng lồ.

Ông Du Baizhong, Tổng giám đốc Công ty Nông nghiệp Hải Nam Youqi, cho biết ý tưởng sầu riêng trong nước thay thế sầu riêng nhập khẩu sẽ là điều viển vông. Công ty này là nhà trồng sầu riêng đầu tiên và lớn nhất Trung Quốc, với hơn 200.000 cây sầu riêng ở Hải Nam – bao gồm cả những cây do ông Quân quản lý.

“Các nước Đông Nam Á có lẽ không cần quan tâm đến việc canh tác quy mô nhỏ của Trung Quốc vì chúng tôi không phải là đối thủ cạnh tranh thực sự”, ông Du nói. “Ngay cả khi toàn bộ đảo Hải Nam được trồng sầu riêng, vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu nội địa khổng lồ của đất nước chúng tôi”.

Nhập khẩu sầu riêng tươi của Trung Quốc đã đạt mức cao kỷ lục về khối lượng trong bốn năm liên tiếp. Năm 2024, tổng lượng nhập khẩu đạt 1,56 triệu tấn, trị giá gần 7 tỷ USD. Trong nhiều năm, Thái Lan thống trị nhu cầu bùng nổ của Trung Quốc đối với sầu riêng tươi, là nước xuất khẩu duy nhất được chấp thuận – cho đến năm 2022, khi Việt Nam phá vỡ thế độc quyền. Sau đó lần lượt Philippines gia nhập vào năm 2023 và Malaysia trong năm 2024.

Ông Du cho biết, sầu riêng sản xuất trong nước không thể cạnh tranh với Đông Nam Á về năng suất và giá cả, do kinh nghiệm trồng trọt khan hiếm, khí hậu biến động hơn và chi phí lao động cao hơn. Năm ngoái, giá sầu riêng tăng gấp đôi so với giá sầu riêng nhập khẩu từ Thái Lan.

Ông Du giải thích rằng chìa khóa để có chất lượng cao cấp cho sầu riêng là chín trên cây, nghĩa là quả được để chín hoàn toàn trên cành cho đến khi chúng rụng tự nhiên. Sản xuất tại Hải Nam có nghĩa là sầu riêng chín không cần phải thông quan và có thể tươi mới đến tay khách hàng trên khắp cả nước trong vòng 48 giờ bằng đường hàng không.

So sánh với hầu hết sầu riêng nhập khẩu – chủ yếu từ Thái Lan – được hái khi đạt độ chín từ 60 đến 70% và sau đó được làm chín nhân tạo bằng hóa chất. Mặc dù điều này kéo dài thời hạn sử dụng của chúng, nhưng nó làm giảm chất lượng bằng cách gây ra kết cấu không đồng đều và tăng mùi khét – đó không phải là hương thơm thực sự của sầu riêng, mà là sản phẩm phụ của ethylene, ông giải thích.

Trong khi người dân Trung Quốc tiêu thụ hơn 85% sầu riêng toàn cầu hàng năm, người dân Hải Nam từ lâu vẫn tin rằng tỉnh nhiệt đới duy nhất của đất nước này vẫn không phù hợp để trồng sầu riêng, mặc dù khu vực này có vĩ độ tương tự như Đông Nam Á. Những nỗ lực trồng trọt quy mô lớn trước đây đều thất bại, mặc dù một số cây riêng lẻ được trồng trong sân sau nhà đã cho quả.

Điểm mấu chốt nằm ở gió mùa ảnh hưởng sâu sắc đến thời tiết của hòn đảo, khiến nhiệt độ và lượng mưa thay đổi thất thường hơn. Điều đó không lý tưởng cho cây sầu riêng, loại cây cần khí hậu ổn định hơn.

Nỗ lực đầu tiên của Youqi trong việc trồng sầu riêng quy mô lớn trên mảnh đất này là vào năm 2019. Tuy nhiên, giai đoạn đầu tiên đã chứng kiến 6.000 cây giống chết, tỷ lệ sống sót chỉ đạt 60%, gây thiệt hại kinh tế 70 triệu nhân dân tệ (9,6 triệu USD).

Năm 2023, những cây sầu riêng non 3 năm tuổi của Youqi đã cho thu hoạch lần đầu tiên, cho ra khoảng 50 tấn quả. Một năm sau, sản lượng đạt 260 tấn. Năm nay, ông Du ước tính tổng sản lượng thu hoạch sẽ đạt 500 đến 600 tấn (con số khiêm tốn so với hàng trăm nghìn tấn của các nhà cung cấp khác) và điều cuối cùng anh lo lắng là bán chúng ở đâu. 

“Cây của chúng ta giống như trẻ em mẫu giáo so với cây cối ở các nước Đông Nam Á”.

Hiện tại, những cây sầu riêng cao nhất của Du cao khoảng 7 mét so với các đồn điền trưởng thành ở Đông Nam Á, nơi cây cao tới 30 mét. Du cho biết sản lượng có thể tăng đột biến trong vòng hai năm tới, khi mỗi cây có khả năng cho hơn 50 quả sầu riêng.

“Cây của chúng tôi vẫn như trẻ em mẫu giáo so với cây ở Đông Nam Á,” Du nói. “Sau một thập kỷ, mỗi cây có thể cho hơn 100 quả mỗi vụ thu hoạch”.

Hiện nay, một quy tắc vàng để lựa chọn vùng trồng sầu riêng ở Trung Quốc là một dải hẹp nằm giữa vĩ độ 18 độ bắc và vĩ độ 19 độ bắc – chỉ một phần nhỏ của miền nam Hải Nam. Và trong khi các nỗ lực đang được tiến hành để phát triển các giống sầu riêng chịu lạnh, điều này có thể mất nhiều năm, thậm chí có thể là một thập kỷ.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật