spot_img
20 C
Hanoi
spot_img
Trang chủThị TrườngThế giới đang cạn kiệt loại hạt đặc biệt này: Giá tăng...

Thế giới đang cạn kiệt loại hạt đặc biệt này: Giá tăng gấp 2 nhu cầu vẫn không giảm, Việt Nam lại đang trồng ngày càng nhiều, hương vị top đầu thế giới

Sản lượng, tồn kho tại các nước tiêu thụ lớn loại hạt đặc sản này đều đang giảm mạnh, khiến thị trường có nguy cơ rơi vào một cuộc khủng hoảng kéo dài.

Theo FT, triển vọng về hạt ca cao đang mang đến tin không vui với các nhà sản xuất chocolate, nhất là những người kỳ vọng giá sẽ giảm.

Sau một đợt tăng giá bùng nổ trong 4 tháng đầu năm, giá ca cao đã hạ nhiệt phần nào. Khởi đầu năm 2024 với giá khoảng 4.400 USD/tấn, giá ca cao đã đạt đỉnh ở mức 12.000 USD/tấn vào tháng 4.

Đến tháng 5, giá đã giảm còn 7.000 USD/tấn. Tuy nhiên, sự phục hồi này có thể chỉ là tạm thời. Tình trạng thiếu hụt cung-cầu có hệ thống trong nhiều năm đồng nghĩa giá ca cao có thể tiếp tục tăng.

Điều này có thể khiến các nhà sản xuất chocolate gặp rắc rối khi phần nhiều đặt cược vào việc giá tiếp tục giảm, đồng nghĩa họ không bổ sung cá c kho dự trữ. Lượng quả ca cao lớn thu hoạch giai đoạn tháng 5 đến tháng 8 đã làm dấy lên hy vọng cho các nhà sản xuất muốn bổ sung hàng tồn kho, đặc biệt sau khi mùa vụ 2023-2024 chứng kiến lượng thâm hụt đến 500.000 tấn. Đây đã là năm thứ 3 liên tiếp ca cao ghi nhận thâm hụt và là mức thâm hụt lớn nhất từ trước đến nay.

Sự thiếu hụt này được cho là do sản lượng ca cao toàn cầu giảm 13% do sản lượng yếu từ Bờ Biển Ngà và Ghana – 2 quốc gia chiếm hơn 1 nửa sản lượng toàn cầu.

Các chuyên gia chỉ ra hiện tượng El Nino là nguyên nhân của vụ thu hoạch kém năm trước và kỳ vọng thời tiết sẽ mát mẻ hơn để năng suất được phục hồi. Tuy nhiên, những dữ liệu gần đây đã làm tan biến các kỳ vọng đó.

Số lượng quả ở các vùng sản xâuts chỉnh đã giảm và mùa vụ 2024-2025 được dự báo sẽ tiếp tục thâm hụt 160.000-200.000 tấn, theo Forestero – một công ty nghiên cứu ca cao hàng đầu.

Lượng ca cao dự trữ do các sàn giao dịch nắm giữ ở châu Âu và Mỹ đã giảm mạnh từ mức 400.000 tấn thời điểm tháng 12/2023 xuống còn hơn 100.000 tấn – mức thấp nhất từng ghi nhận. Lượng dự trữ cạn kiệt làm tăng mối lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung kéo dài.

Các vấn đề về cấu trúc thị trường cũng là nguyên nhân lớn dẫn đến cuộc khủng hoảng này. Luật phá rừng mới không cho phép nông dân mở rộng đồn điền, trong khi tình trạng thiếu phân bón trên toàn cầu đã khiến năng suất thấp hơn. Khu vực Tây Phi cũng đang phải vật lộn với tình trạng cây già cỗi và sự lây lan của vi rút gây sưng chồi ca cao.

Thế giới đang cạn kiệt loại hạt đặc biệt này: Giá tăng gấp 2 nhu cầu vẫn không giảm, Việt Nam lại đang trồng ngày càng nhiều, hương vị top đầu thế giới- Ảnh 1.

Tồn kho ca cao tại các nước tiêu thụ hàng đầu đang giảm mạnh. Nguồn: FT.

Loại vi rút này từ lâu được coi là kẻ thù của cây ca cao. Khi các triệu chứng xuất hiện, cây thường chết trong vòng 4 năm và cũng khiến năng suất bị ảnh hưởng đáng kể từ năm đầu tiên. Một nghiên cứu gần đây của Forestere chỉ ra tỷ lệ cây bị nhiễm vi rút tại các trang trại ở Tây Phi là khoảng 67%, cao hơn nhiều so với mức 30% trước đây.

Giả sử hầu hết cây bị nhiễm bệnh đều phát triển triệu chứng, sản lượng ở Bờ Biển Ngà và Ghana có thể sắp sụp đổ. Chuyên gia về ca cao và là người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại Tropical Research Services, Steve Wateridge, nhấn mạnh sản lượng của Bờ Biển Ngà có thể giảm một nửa theo thời gian do sự lây lan của vi rút.

Hạn chế địa lý càng làm cho nguồn cung ca cao trở nên mong manh. Được trồng chủ yếu trong vành đai xích đạo hẹp, ca cao rất dễ bị tổn thương trước các biến cố của khu vực này. Chẳng hạn, sản lượng ca cao của Brazil đã giảm 70% trong vòng 5 năm kể từ khi dịch bệnh bùng phát vào năm 1989 và loại vi rút gây sưng chồi kể trên chính là nguyên nhân khiến sản lượng của Ghana giảm 50% vào những năm 1970.

Nếu Tây Phi phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tương tự, thị trường toàn cầu sẽ phải vật lộn để bù đắp sự thiếu hụt. Cây ca cao mất khoảng 4 năm để trưởng thành, nghĩa là bất cứ sáng kiến trồng mới nào cũng không thể bù đắp sản lượng.

Thế giới đang cạn kiệt loại hạt đặc biệt này: Giá tăng gấp 2 nhu cầu vẫn không giảm, Việt Nam lại đang trồng ngày càng nhiều, hương vị top đầu thế giới- Ảnh 2.

Ở một số thị trường hàng hóa, giá tăng cao có thể phá hủy nhu cầu, từ đó thu hẹp khoảng cách cung-cầu. Nhưng với chocolate và hạt ca cao, điều này không hoàn toàn đúng. Lấy ví dụ, một tín đồ chocola cuồng nhiệt tiêu thụ khoảng 50 gram chocola loại 70% ca cao mỗi ngày, họ cũng chỉ phải trả chi phí khoảng 0,35 USD. Việc tăng giá gấp đôi cũng khó có thể ngăn cản họ tiêu thụ chocolate.

Một cú sốc tương tự trên thị trường ca cao đã khiến giá ca cao tăng lên mức tương đương 28.000 USD/tấn (giá tính theo lạm phát) vào năm 1977, sau một đợt tăng giá kéo dài 5 năm.

Đợt tăng giá hiện tại mới kéo dài 1 năm và những trở ngại về nguồn cung có thể khiến giá không ngừng tăng trong 4 năm tới. Bối cảnh thị trường dường như đã sẵn sàng để giá ca cao lập kỷ lục mới.

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn), Việt Nam có khoảng 3.400 ha diện tích trồng ca cao vào năm 2022, với sản lượng gần 5.300 tấn. Dù diện tích này còn khiêm tốn so với nhiều quốc gia khác, tiềm năng của ngành ca cao Việt Nam vẫn rất lớn.

Một trong những điểm mạnh của ca cao Việt Nam nằm ở chất lượng sản phẩm. Giống ca cao Trinitario trồng tại Việt Nam được đánh giá là đặc biệt, chỉ chiếm 0,1% sản lượng toàn cầu. Từ năm 2013, Tổ chức Cacao Quốc tế (ICCO) đã liên tục xếp hạng ca cao Việt Nam là một trong những sản phẩm có hương vị hảo hạng nhất.

Đặc biệt, hạt ca cao Việt Nam có nốt hương chua ngọt nhiệt đới rất riêng biệt so với các loại ca cao trồng ở châu Phi. Chính sự khác biệt về hương vị và chất lượng này đã làm cho hạt ca cao Việt Nam có giá cao hơn so với hạt ca cao từ các quốc gia khác

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật