spot_img
19 C
Hanoi
spot_img
Trang chủThị TrườngThương vụ 58 tỷ USD chấn động ngành ô tô: Honda, Nissan,...

Thương vụ 58 tỷ USD chấn động ngành ô tô: Honda, Nissan, Mitsubishi sẽ 'về chung nhà' vào năm 2026, sản xuất hơn 8 triệu xe mỗi năm

Honda và Nissan đã công bố thêm thông tin chi tiết về kế hoạch sáp nhập lớn nhất trong lịch sử ngành ô tô.
Thương vụ 58 tỷ USD chấn động ngành ô tô: Honda, Nissan, Mitsubishi sẽ 'về chung nhà' vào năm 2026, sản xuất hơn 8 triệu xe mỗi năm- Ảnh 1.

Tờ CNN đưa tin, Honda và Nissan đã chính thức đồng ý tổ chức các cuộc đàm phán trong sáu tháng tới về khả năng sáp nhập.

Một nhà sản xuất ô tô Nhật Bản thứ ba nhỏ hơn là Mitsubishi, hiện đang liên minh với Nissan, cũng sẽ tham gia vào các cuộc đàm phán. Thực thể sau kết hợp, nếu được thành lập, sẽ chỉ đứng sau Toyota và Volkswagen về doanh số bán hàng toàn cầu.

Trên thực tế, việc sáp nhập trong ngành ô tô không phải là điều gì mới mẻ. Hồi đầu thế kỷ 20, General Motors đã được thành lập sau khi mua lại nhiều thương hiệu ô tô khác nhau. Tuy nhiên, kết quả của những thương vụ như vậy có thể thất bại hoặc thành công do những khó khăn trong việc tập hợp các đối tác khác nhau về một thực thể chung.

Vào ngày hôm qua, Honda và Nissan đã công bố thêm thông tin chi tiết về kế hoạch sáp nhập lớn nhất trong lịch sử ngành ô tô Nhật Bản. Theo đó, một khi thỏa thuận thành công sẽ tạo ra nhà sản xuất ô tô lớn thứ ba thế giới theo doanh số, củng cố sức mạnh của cả hai công ty trước sự trỗi dậy của các đối thủ Trung Quốc.

Theo hai nguồn tin thân cận với thỏa thuận này, hai nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đặt mục tiêu hoàn thiện đầy đủ các chi tiết của vụ sáp nhập trị giá 58 tỷ USD vào tháng 6/2025 và hoàn tất vào năm sau đó. Đầu tuần này, các công ty đã ký biên bản ghi nhớ để tham gia vào các cuộc đàm phán sáp nhập.

Nguồn tin thân cận cho biết các cuộc thảo luận tập trung vào việc đưa cả hai nhà sản xuất ô tô vào một công ty mẹ. Công ty này sẽ do Honda dẫn đầu, vốn hóa thị trường của công ty này lớn hơn Nissan khoảng bốn lần.

Cấu trúc công ty mẹ cuối cùng có thể cho phép Mitsubishi Motors gia nhập công ty mẹ.

Theo các quan chức chính phủ, Honda và Nissan đã thảo luận về kế hoạch phác thảo của họ với đại diện của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản. Trên thực tế, Bộ này đã nêu ý tưởng về một cuộc sáp nhập Honda-Nissan vào năm 2020.

Các quan chức của Bộ cho biết họ không thiên vị hay ủng hộ công ty nào nhưng lưu ý rằng nhiệm vụ rộng hơn của chính phủ bao gồm bảo vệ cơ sở công nghiệp của Nhật Bản, nghĩa là họ ủng hộ rộng rãi một thỏa thuận theo hướng có lợi cho mục tiêu đó.

Tuần trước, Bộ trưởng METI Yoji Muto cho biết nhìn chung ông có “quan điểm tích cực về sự hợp tác giữa các công ty nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh” và tái cấu trúc doanh nghiệp là “một phương tiện hiệu quả để cải thiện giá trị doanh nghiệp và tạo ra sự đổi mới”.

Tập đoàn sau kết hợp, nếu bao gồm cả Mitsubishi, sẽ xếp sau đối thủ trong nước Toyota và Volkswagen của Đức về doanh số bán xe hàng năm, với hơn 8 triệu chiếc.

Cũng theo nguồn tin của Financial Times, mối đe dọa về việc Foxconn – nhà sản xuất theo hợp đồng lớn nhất cho iPhone của Apple có ý định tiếp cận Nissan là một trong những yếu tố thúc đẩy Honda và Nissan tiến tới một cuộc thảo luận sáp nhập.

Đơn vị xe điện của Foxconn do Jun Seki đứng đầu, người trước đây được xem là “người quan trọng số 3” tại Nissan. Ông đã đến thăm Nhật Bản trong những tháng gần đây để gặp các viên chức METI, nhưng sau đó công ty đã từ bỏ ý định thâu tóm Nissan. Các nhà phân tích cho biết thỏa thuận này nên được coi là một sự giải cứu cho Nissan. Bởi công ty sau khi sáp nhập sẽ đạt được quy mô lớn hơn cần thiết để đầu tư mạnh hơn vào xe điện và phần mềm cho xe tự lái – những lĩnh vực mà cả Nissan và Honda đều tụt hậu so với các đối thủ toàn cầu.

Đây là bước đi mới nhất trong quá trình hợp nhất ngành ô tô khi ngành này đang trải qua sự thay đổi sâu rộng. Một thỏa thuận sẽ có quy mô tương tự như khi Stellantis được thành lập từ vụ sáp nhập giữa PSA của Pháp và Fiat Chrysler vào năm 2021.

Các cuộc đàm phán giữa các công ty đã tiến triển nhanh hơn theo hướng sáp nhập hoàn toàn so với dự kiến khi cả 2 bên ký các thỏa thuận hợp tác về xe điện và phần mềm vào tháng 3 và tháng 8 năm nay.

Trong khi đó, Carlos Ghosn, cựu giám đốc điều hành của Nissan cho biết tại một cuộc họp báo vào thứ hai rằng các kế hoạch sáp nhập “không có ý nghĩa” vì “có quá nhiều sự trùng lặp và không có sự bổ sung” giữa hai công ty.

Theo: Financial Times

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật