
Nói đến sa mạc, bất cứ ai cũng nghĩ về những vùng cát rộng lớn, hoang vắng, nơi thực vật không thể sinh sống. Nhưng Trung Quốc đã khiến cả thế giới kinh ngạc khi biến sa mạc Dalai Bner thành một ốc đảo xanh tươi.
Năm 1988, nhà khoa học nổi tiếng người Trung Quốc Qian Xuesen đã chỉ trích chiến lược trồng rừng truyền thống, tuyên bố chỉ trồng cây sẽ không giải quyết được tình trạng sa mạc hóa. Ông đề xuất một phương pháp tiếp cận tổng hợp, kết hợp đồng cỏ, đất nông nghiệp và chăn nuôi để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.
Các doanh nhân Trung Quốc đã nắm bắt được tầm nhìn táo bạo này. Sau khi nghiên cứu, họ quyết định chọn nuôi thỏ Rex, có nguồn gốc từ Pháp. Lúc đầu, không nhiều người tin rằng thỏ có thể tạo ra tác động nào đến các vùng sa mạc. Nhưng kết quả thật đáng ngạc nhiên!
Thỏ Rex thích nghi hoàn hảo với môi trường khô cằn. Chúng đào đất để tìm rễ cây và cỏ khô, tăng cường không khí cho đất, làm giàu chất dinh dưỡng thông qua phân và hạt chưa tiêu hóa. Điều này thúc đẩy tỷ lệ sống sót của cây trồng lên mức cực kỳ ấn tượng, 96%.
Ngoài ra, thỏ Rex cũng đạt tỷ lệ sinh sản cực cao tại đây – mỗi con thỏ cú thể sinh tới 40 con mỗi năm. Điều này càng đẩy nhanh quá trình phục hồi đất. Trung Quốc hiện có khoảng 1,2 triệu con thỏ trên sa mạc này.
Không chỉ môi trường được hưởng lợi. Chăn nuôi thỏ trở thành một ngành nông nghiệp có lợi nhuận cho người dân địa phương. Thịt và lông chất lượng cao của thỏ Rex tạo ra thu nhập đáng kể. Thu nhập trung bình hàng năm của nông dân khu vực này đã tăng lên khoảng 20.000 USD.
Liên Hợp Quốc đã ghi nhận những nỗ lực của Trung Quốc, chỉ định các sa mạc của quốc gia này là hình mẫu của kinh tế sinh thái toàn cầu. Hồi tháng 2/2023, các chuyên gia nông nghiệp từ Ả Rập Xê Út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã đến thăm để học hỏi mô hình.

Có được thành công bước đầu, nông dân ở đây đã mở rộng hoạt động trồng khoai tây. Trên diện tích 42.200 km2, khoảng 12.000 nông dân đã trồng gần 1.620 ha khoai tây, đạt sản lượng hàng năm là 1,7 triệu kg.
Sự kết hợp giữa chăn nuôi thỏ, trồng khoai tây và tái trồng rừng đã tạo ra một chuỗi công nghiệp bền vững. Mọi yếu tố đều tạo ra lợi ích, thúc đẩy bảo tồn môi trường và phát triển kinh tế.
Theo các chuyên guia, thành công của dự án tại Trung Quốc đóng vai trò như một mô hình toàn cầu, cung cấp các giải pháp thực tế cho những quốc gia phải đối mặt với thách thức tương tự về sa mạc hóa.