spot_img
27 C
Hanoi
spot_img
Trang chủThị TrườngViệt Nam bất ngờ ‘hái quả ngọt’ từ một mặt hàng xuất...

Việt Nam bất ngờ ‘hái quả ngọt’ từ một mặt hàng xuất khẩu Mỹ: kim ngạch tăng 105%, nước ta có sản lượng 300.000 tấn

Đây chính là mặt hàng đã mang về cho Việt Nam gần 28 triệu USD trong năm 2024.

Ngoài cá tra, cá ngừ hay tôm, Việt Nam còn sở hữu một mặt hàng thủy sản được Mỹ ưa chuộng là cá rô phi. Theo số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), diện tích nuôi cá rô phi tại Việt Nam năm 2024 đạt 30.000 ha, sản lượng thu hoạch đạt 300.000 tấn.

Hiện nay Mỹ là nước nhập khẩu cá rô phi nhiều nhất thế giới trong khi Trung Quốc xuất khẩu lớn nhất thế giới. Tuy nhiên với việc phải phải chịu mức thuế lên đến 150% đang khiến cá rô phi Trung Quốc mất đi lợi thế. Điều này tạo ra cơ hội cho các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam gia tăng thị phần tại Mỹ trong thời gian tới.

Theo VASEP, hiện kim ngạch xuất khẩu cá rô phi và cá điêu hồng (cá điêu hồng cũng là chủng giống thuộc loài cá rô phi) của nước ta trong năm 2024 đạt trên 41 triệu USD, tăng 137% so với năm trước. Trong đó, xuất khẩu cá rô phi đạt trên 27,8 triệu USD; cá điêu hồng đạt 13,2 triệu USD. Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu cá rô phi (tilapia) sang Mỹ trong 2 tháng đầu năm đạt gần 3 triệu USD, tăng 105% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 47% tỷ trọng trong tổng xuất khẩu sang các thị trường.

Trong nhiều năm qua, Trung Quốc luôn là quốc gia xuất khẩu cá rô phi lớn nhất thế giới, đồng thời là nhà cung cấp cá rô phi chủ đạo vào thị trường Mỹ. Từ năm 2018, Mỹ đã áp thuế nhập khẩu 25% lên cá rô phi từ Trung Quốc, khiến xuất khẩu sản phẩm này từ Trung Quốc sang Mỹ sụt giảm 40% so với năm 2015.

Dữ liệu chính thức của Trung Quốc năm 2024, cho thấy sản lượng cá rô phi của nước này đạt khoảng 1,7 triệu tấn, trong đó 55% số lượng dành cho xuất khẩu. Tổng khối lượng xuất khẩu cá rô phi của Trung Quốc năm 2024 là 479.000 tấn, tạo ra giá trị xuất khẩu 1,405 tỷ USD. Mỹ là thị trường đơn lẻ lớn nhất đối với cá rô phi Trung Quốc, nhập khẩu 127.700 tấn trong năm 2024.

Tuy nhiên mức thuế mới 125% của Mỹ đối với Trung Quốc khiến cá rô phi chịu mức thuế 150%, vì loại cá này đã chịu mức thuế 25% từ nhiệm kỳ đầu tiên của ông Donald Trump với tư cách là Tổng thống Mỹ. Từ đây đã khiến xuất khẩu cá rô phi từ Trung Quốc sang Mỹ đã gần như ngưng trệ, tạo ra hai xu thế ngược chiều tại Mỹ và Trung Quốc.

Tại Trung Quốc, các nhà chế biến cá rô phi ở Quảng Đông và Hải Nam đã phản ứng bằng cách cắt giảm chi phí nguyên liệu thô và giảm khối lượng mua. Mới đây, một nhà chế biến ở Quảng Đông đã ban hành thông báo cho người nuôi cá rằng bắt đầu từ ngày 9/4, giá mua cá rô phi có trọng lượng trên 500g sẽ không vượt quá 8,6 NDT/kg (tương đương 1,17 USD/kg). Giá cá rô phi có trọng lượng từ 300g đến 500g cũng sẽ không vượt quá 6,6 NDT/kg, giảm 0,7 NDT/kg so với tuần trước đó.

Ông Nguyễn Văn Tiến, Trưởng nhóm toàn cầu nghiên cứu phát triển thủy sản của De Heus, cho biết những ngày vừa qua, các đơn hàng đối tác Mỹ đặt nhập cá rô phi từ Việt Nam đang tăng đột biến, dấu hiệu cho thấy những thương nhân chuyên “nay đã chuyển hướng sang các nước khác, trong đó có Việt Nam.

Theo dự báo, thị phần cá rô phi trên thế giới có thể đạt 14,5 tỷ USD trong thời gian tới, trong khi tôm cũng chỉ đạt tối đa 25 tỉ USD. Do đó, các chuyên gia cho rằng Việt Nam cần nâng tầm cá rô phi thành sản phẩm chủ lực sau tôm và cá tra.

Trong năm 2024, diện tích nuôi cá rô phi tại Việt Nam đạt 30.000 ha, sản lượng thu hoạch đạt 300.000 tấn. Sản lượng sản xuất giống cá rô phi/điêu hồng đạt 1,09 tỷ con.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật